Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC (Trang 30 - 33)

b. Trong hoạt động đầu tư ra nước ngoà

2.2. Giải pháp vi mô

2.2.1. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh

Hiện nay đang tồn tại ba hình thức buôn bán mà doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng đối với Châu Phi.

* Hình thức 1: Xuất nhập khẩu qua trung gian.

Đây là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường Châu Phi. Hình thức này thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường trong khi quy mô xuất khẩu còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Do hầu hết đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế còn hạn chế, quy mô và năng lực còn hạn hẹp nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể thiết lập được các mạng lưới phân phối riêng hay tiến hành liên doanh với nước ngoà. Hình thức xuất khẩu thông qua các công ty trung gian Châu Âu và Mỹ tuy có nhiều hạn chế (như cung cấp hàng một cách thụ động, giá thành sản phẩm cao, hiệu quả xuất khẩu giảm...), song cũng có thuận lợi về kinh nghiệm làm ăn lâu dài tại thị trường Châu Phi, tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống kho bãi và phân phối hàng hoá hoàn chỉnh, quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng lớn, với chính quyền sở tại. Thực tế còn cho thấy, các ngân hàng lớn của các nước này thường chi phối và kiểm soát hoạt động tài chính của phần lớn các nước Châu Phi, nên những hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này nhất thiết phải có sự tham gia của các tài phiệt Châu Âu, Mỹ. Vì vậy trong thời gian trước mắt, để hàng xuất khẩu bước đầu xâm nhập một cách nhanh chóng và thuận lợi vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần áp dụng hình thức xuất nhập khẩu thông qua trung gian. Đến thời điểm nhất định, khi sản phẩm Việt Nam trở nên quen thuộc, thân thiện với người tiêu dùng ở đây, thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận trực tiếp với khách hàng của mình.

* Hình thức 2: Xuất nhập khẩu trực tiếp

Kinh nghiệm kinh doanh ở Châu Phi cho thấy, tập quán buôn bán của người dân nơi đây khác xa với phương thức trao đổi trên thị trường thế giới đương đại. Cho

đến nay, ở họ vẫn rất khó tạo được niềm tin, chữ tín trong quan hệ buôn bán khi phổ biến còn ở tình trạng “nhìn thấy hàng mới ngã giá và trả tiền; tiêu thụ đến đâu mua đến đấy”. Để thích nghi với tập quán này, doanh nghiệp Việt Nam cần tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp nước sở tại, thông qua đó thành lập chi nhánh và tìm cơ hội đưa hàng vào Châu Phi. Động tác này vừa giúp doanh nghiệp loại bỏ sự rủi ro, giảm thiểu chi phí trung gian, vừa khắc phục được tình trạng chậm trễ trong thanh toán, lại chủ động trong tìm hiểu nhu cầu thị trường đối với những mặt hàng là thế mạnh của mình. Nói cách khác, khi hội tụ đủ các điều kiện, doanh nghiệp Việt Nam phải thiết lập ngay các kênh phân phối trực tiếp tại một số thị thị trường trọng điểm ở Châu Phi, để trên cơ sở đó tạo dựng cầu nối với thị trường các nước Châu Phi khác. Khi đó, đại diện kinh doanh của Việt Nam tại nước này có nhiệm vụ giữ liên lạc trực tiếp và thường xuyên với thị trường cung cấp, tiêu thụ; đồng thời từng bước tiến hành tạo lập và mở rộng kênh phân phối. Đây là hình thức mà các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng tại các quốc gia mà ta đã đặt thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao như Ai Cập, Nam Phi, Ănggôla và một số nước có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và khả năng tài chính dồi dào như Nigiêria, Ma rốc... Thuận lợi của hình thức này là các nhà kinh doanh trực tiếp của Việt Nam có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quan hệ hợp tác hai bên, góp phần hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Trong tương lai, khi chúng ta tiến hành cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tiến tới hình thành nhiều tập đoàn kinh tế mạnh, lúc đó các doanh nghiệp nên nghiên cứu xem xét để từng bước trở thành thành viên của các công ty xuyên quốc gia đang kinh doanh tại Châu Phi. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối chủ đạo của thị trường này; từ đó tích lũy vốn, kinh nghiệm để dần tách ra hoạt động độc lập. Tuy phương thức này đòi hỏi phải có thời gian, song rất cần được quan tâm thoả đáng ngay từ bây giờ, bởi điều đó là cần thiết cho bước sau của quá trình thâm nhập thị trường.

* Hình thức 3: Đầu tư

Hiện nay, do đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nên đa phần các nước đang phát triển đều luôn có nhu cầu về lượng ngoại tệ lớn để đẩy mạnh sản xuất

kinh doanh. Nhu cầu này chỉ có thể được đáp ứng một cách nhanh chóng và thiết thực nhất bởi đầu tư nước ngoài vốn đang tìm kiếm nơi có thể đem lại lợi nhuận tối đa cho số tiền đang nhàn rỗi của họ. Khi tiềm lực kinh tế trong nước đã đạt trình độ nhất định, các doanh nghiệp đã tích tụ được một lượng vốn khả quan và có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường thế giới thì Chính phủ chủ trương khuyến khích vừa tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Cũng trong thời gian này, nhiều nền kinh tế Châu Phi với một trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực trình độ thấp kém, đang nổi lên là một khu vực thiếu vốn trầm trọng. Đó cũng chính là lý do giải thích cho sự đón nhận cởi mở của các nước Châu Phi đối với đầu tư nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tham gia vào thị trường Châu Phi, mở thêm không gian buôn bán, trao đổi mới cho nền kinh tế Việt nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển cao hơn về chất và lượng.

Trong ba hình thức hợp tác, kinh doanh, buôn bán đang thực hiện với Châu Phi, xuất khẩu gián tiếp là hình thức chủ yếu đang được doanh nghiệp Việt Nam tiến hành. Số lượng giao dịch xuất khẩu trực tiếp là rất nhỏ. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới chính là hình thức đầu tư, bởi nó phù hợp với giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế đồng thời là hình thức kinh doanh ổn định và tạo ra lợi nhụân cao hơn. Trong thực tế, Việt Nam cũng đã có một số thành tựu trong hoạt động đầu tư vào lục địa này song những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của Việt Nam. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu tư thăm dò này, mục tiêu chính của hoạt động đầu tư là tìm hiểu, khảo sát ngành nghề, địa bàn, chính sách đầu tư của các nước Châu Phi. Hiện nay, các lĩnh vực mà Châu Phi đang cần được đầu tư là nông nghiệp, y tế, thủy sản, giáo dục, công nghiệp vừa và nhỏ... Đây thực sự là cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư và hợp tác kinh doanh ở thị trường Châu Phi. Vì hầu hết các lĩnh vực này đều tập trung những ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ mà Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng, quản lý và đạt được những kết quả ấn tượng. Hơn thế nữa, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của nước sở tại về đầu tư sản xuất, khai thác, kinh doanh, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng được những ưu đãi của Mỹ và EU dành cho Châu Phi trong một số

ngành như: sản xuất chế biến bông, sợi, dệt may, chế biến gỗ, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất và lắp ráp các phương tiện vận tải ô tô, cơ khí tàu biển, kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, sản xuất và chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm (nhất là hạt điều), sản xuất đồ nhựa gia dụng, nâng cấp và xây mới các công trình cơ sở hạ tầng, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, sản xuất dược phẩm...

2.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w