Khái lược về truyện và những lư uý khi đọc truyện 1/ Khái lược về truyện:

Một phần của tài liệu Văn tự chọn lớp 10 (Trang 33 - 34)

1/ Khái lược về truyện:

a/ Truyện : là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuậtnhằm đáp ứng các nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ và giải nhằm đáp ứng các nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ và giải trí của con người bằng cách kể chuyện. Truyện có thể hấp dẫn người đọc bởi cái cõi đời sống vừa quen thuộc vừa lạ lẫm với những tình tiết, sự kiện, biến cố liên tiếp xảy ra, gây cảm giác hồi hộp, căng thẳng bất ngờ và những ấn tượng đặc biệt. Truyện gây hứng thú khi người đọc theo dõi diễn biến cuộc đời của một hay nhiều nhân vật có tính cách và số phận giống mình hoặc lại với mình, trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh, từ đó giúp họ hiểu sâu hơn về tính cách và số phận của chúng.

Truyện có khi đi vào phản ánh đời sống tâm tư bí ẩn và tế nhị của con người ( Hai đứa trẻ ), có khi gây ám ảnh về số phận, một cuộc đời bi thảm ( Chí Phèo) nhưng cũng có khi tái hiện những bức tranh xã hội rộng lớn trên một chiều dài của lịch sử ( Tấn trò đời )

Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ như ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ của người kể chuyện cũng được sử dụng khá linh hoạt, có khi ở bên ngoài đóng vai trò dẫn dắt tình tiết, hành động, miêu tả sự kiện, biến cố ; cókhi nhập vào lời nhân vật. Ngôn ngữ truyện và ngôn ngữ đời sống cũng có mối quan hệ gắn bó được vận dụng uyển chuyển tạo nên sức hấp dẫn của sự sống động và chân thực.

b/ Các loại truyện:

- Kiểu tự sự dân gian : có thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Kiểu tự sự trung đại : có truyện viết bằng chữ Hán, truyện viết bằng chữ Nôm

- Kiểu tự sự hiện đại : có truyện vừa, truyện cười, truyện dài...

- Khi đọc truyện cần lưu ý những gì ?

HS thảo luận - Gọi HS đại diện trình bày.

GV nhận xét .

Lấy dẫn chứng minh họa.

- Em hiểu thế nào về khái khái niệm Kịch ?

-

- Để đến với người đọc thì

2/ Những lưu ý khi đọc truyện:

- Cần tìm hiểu bối cảnh xã hội và hoàn cảnh sáng tác để hiểu sâu hơn nội dung và các tầng ý nghĩa của truyện. - Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện ( cốt truyện, nhân vật, tình tiết ), các yếu tố thuộc về hình thức của truyện ( giọng điệu, ngôn ngữ )

+ Về cốt truyện : đây là hệ thống sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời các nhân vật có tác dụng làm bộc lộ tính cách và số phận nhân vật. Cho nên nắm được cốt truyện còn có nghĩa là phải hiểu được các sự kiện và biến cố trong truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc khắc họa tính cách nhân vật và chuyển tải thông điệp của tác phẩm.

+ Về nhân vật : là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm văn học, nhân vật được biểu hiện qua các phương diện : ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và thế giới nội tâm .Mỗi phương diện đều góp phần bộc lộ những nét riêng trong tính cách và số phận của nhân vật.

+ Các yếu tố như : tình tiết, điểm nhìn, gọng điệu, ngôn ngữ đều là nơi bộc lộ sự hấp dẫn của truyện nếu ta biết cách tìm hiểu đúng hướng và kĩ lưỡng.

- Cần đọc đi đọc lại truyện nhiều lần để xem xét các phương diện sau : Truyện đặt ra vấn đề gì ? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào ? Đâu là đóng góp độc đáo của nhà văn về phương diện nghệ thuật ?

Một phần của tài liệu Văn tự chọn lớp 10 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w