- Khối lượng thảm khô các OTC dao động từ 4,25 đến 8,63 tấn/ha Lớp thảm khô n y phân bàố tương đối đều trên to n bàộ diện tích v phàần lớ n l do lá,à
3.4. xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa cháy rừng ở xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
cháy rừng ở xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
* Công tác tuyên truyền:
Xã Sốp Cộp cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư các cơ quan đơn vị trường học đóng trên địa bàn bằng nhiều hình thức phong phú để mọi người dân nhận thức rõ trách nhiệm việc quản lý bảo vệ rừng, cũng như công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng bởi vì buôn lộng quản lý bảo vệ rừng là một nguyên nhân gián tiếp gây ra cháy rừng.
Thường xuyên thông báo công tác dự báo cháy rừng trên các thông tin đại chúng, phổ biến quy ước, nội dung phòng lửa trong các ven danh giới ven cửa rừng tới mọi người dân để nhận thức được trách nhiệm của mình. Khuyến khích người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Cán bộ kiêm viên thường xuyên mở hội nghị tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển vốn rừng ở từng bản phân tích rõ tác hại do cháy rừng gây ra ảnh hưởng đến vật chất của người dân.
* Biện pháp lâm sinh trong phòng cháy rừng:
Biện pháp lâm sinh trong phòng cháy rừng – nhất là đối với rừng trồng, phải được cân nhắc ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế trồng rừng. Đó là việc thiết kế băng cản lửa và các công trình hồ, bể chứa nước dự trữ hoặc bể trung chuyển nước từ chân núi lên để phục vụ công tác chữa cháy rừng; các kênh mương giữ nước, cung cấp độ ẩm và phục vụ chữa cháy, nhất là ở rừng tràm. Băng cản lửa gồm 2 loại: băng trắng và băng xanh.
(a). Băng trắng là những dãy trống đã được chặt trắng, thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngăn cản lửa cháy lan trên mặt đất rừng. Khi thiết kế băng trắng, cần lợi dụng tối đa các đặc điểm tự nhiên như sông suối, hồ nước, đường dòng và những công trình có sẵn như đường giao thông, đường phân lô, phân khoảng; đường vận xuất, vận chuyển.
(b). Băng xanh là những băng được trồng cây hỗn giao, nhiều tầng nhằm mục đích ngăn chặn cháy lan mặt đất. Nhược điểm của băng xanh là khi cây trồng
đai xanh chưa phát huy tác dụng thì cháy rừng vẫn có thể lan tràn. Cũng có thể cải tạo một phần rừng sẵn có (thuần loài hoặc hỗn giao) thành đai xanh bằng cách tỉa thưa cây và tỉa cành thích hợp.
Ngoài ra, có thể thiết lập các đai cây phòng cháy dọc theo các đường băng cản lửa, đường sắt, đường ô tô, xung quanh các điểm dân cư, những vùng đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kho tàng, cơ quan, đơn vị quân đội nằm trong rừng và ven rừng. Đai cây xanh này có chiều rộng từ 20 – 30m, nếu cây dựng theo đường phân khoảng thì chỉ cần rộng 15 – 20m là đủ.
Hướng đường băng phụ thuộc vào địa hình nếu địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc 15 độ đường băng phải vuông góc với hướng gió chính. Trong mùa cháy nếu địa hình phức tạp độ dốc > 15 độ bố trí song song với đường đồng mức.
Tổng diện tích nên chiếm khoảng 15 – 30% diện tích cần bảo vệ thì mới phát huy tốt.
Khi xây dựng đường băng cản lửa thì cần chú ý kết hợp với các chướng ngại vật như: Sông, suối, ao hồ, đường mòn, có thể phối hợp với các băng trắng xen kẽ với các đường băng xanh. Với chiều rộng là 10 đến 15 m để hạn chế cháy lan
Một nội dung quan trọng trong việc thiết lập hệ thống băng xanh là xác định loại cây trồng. Nói chung, cây trồng đai rừng phòng cháy đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra là càng tốt, quan trọng là tiêu chuẩn khó bắt lửa và không rụng lá trong mùa cháy rừng:
+ Chọn cây phù hợp với điều kiện lập địa cây trồng.
+ Đáp ứng được mục tiêu phòng cháy, cây có cành lá xum xoe, vỏ dày không rụng lá trong mùa cháy, hàng lượng nước cao nên khả năng tái sinh tốt.
+ Đáp ứng một số lợi ích kinh tế, cây có khả năng cho gỗ tốt hoặc cho các sản phẩm khác.
Theo điều tra các thông tin thì hiện nay nước ta có một số loài cây có khả năng phòng cháy tốt như:
+ Vối thuốc (Schima wallclii choisy) + Keo lá tràm ( Acocia aucri formis)
+ Keo tây thượng ( Acocia mangium willd) + Thẩu tấu, gội xanh
* Phương pháp giảm vật liệu cháy.
Ở những nơi giáp rừng với đường băng đi lại, nương rẫy hoặc bãi trống, hàng năm trước khi bước vào mùa cháy phải đốt dọn thật bì, làm giảm các vật liệu dễ cháy, phòng cháy lan vào rừng, xây dựng rừng hỗn giao trồng một số loài cây khó cháy để giảm nguy cơ tìm ẩn về cháy rừng.
Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, quy ước, hương ước bảo vệ rừng cấp thôn bản, cộng đồng dân cư, chấp hành tốt các quy định về sử dụng lửa, đốt nương làm rẫy.
Khi làm nương rẫy hoặc trồng rừng phải dọn toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành dải rộng 2 – 3 m, dải nọ cát dải kia 5 – 6 m và cách xa rừng từ 6m trở lên, đốt lúc gió nhẹ tốt độ gió <10 km/h vào buổi chiều tối lúc 16h đến 18h hoặc buổi sáng 6h đến 7h; đốt lần lượt từng dải, thứ tự từ trên xuống.
Kiểm tra về thực hiện mốc nương rẫy, bổ sung mốc dưới, làm rõ danh giới phân biệt giữa đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp.
* Chăm sóc và vệ sinh rừng:
Hàng năm, trước mùa khô ở những khu rừng dễ cháy, đặc biệt những khu rừng xung quanh khu dân cư, nhà máy, kho tàng, khu tham quan, du lịch sinh thái, các đơn vị cơ quan, quân đội, nông lâm trường cần kết hợp với chặt nuôi dưỡng, tỉa thưa với việc thu dọn các vật liệu rơi rộng ở các băng trắng, băng xanh.
Để giảm nguy cơ trái rừng cần phải chặt bỏ các cây bụi thảm tươi, cây công queo sâu bệnh, thu dọn các cành khô, lá rụng ở xung quanh các khu rừng.
Chủ rừng cần lợi dụng các thung lũng, khe suối, đầm, hồ sẵn có để dự trữ nước cho việc chữa cháy rừng tùy từng điều kiện kinh tế và địa hình để quy hoạch xây dựng các hồ đập nước kiên cố nước để dự trữ nước cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng. Kích thướt bể nước tối thiểu là 4 x 4 m, độ sâu ≥ 1,5m , dung tích tổng cộng không dưới 20m3.
Xây dựng hồ đập nước, kích thướt 10 x 15m, lượng nước trong mùa khô từ 60 – 100m3 , phải làm đường đi tới hồ, ở bên hồ phải có bãi đặt máy bơm, bố trí đường ra vào, đi lại thuận tiện nhanh chóng cho việc chữa cháy.
* Xây dựng chòi canh phát hiện cháy rừng.
Đối với rừng tập trung với quy mô lớn phải xây dựng hệ thống chòi canh quan sát và phát hiện sớm cháy rừng. Tùy theo quy mô rừng và địa hình mà bố trí số lượng chòi canh hợp lý, chòi canh bố trí theo dạng tam giác đều. Chòi canh phải có độ cao và tầm nhìn xa cao hơn cây rừng, tối thiểu chòi canh có chiều cao từ 15 – 20m, chòi canh tốt nhất nên đặt ở đỉnh đồi hoặc vị trí trung tâm của vùng rừng dễ cháy. Mỗi vị trí bất kỳ trong khu vực rừng phải được ít nhất 2 chòi canh nhìn thấy, tốt nhất là 3 chòi để quan trắc liên hợp.
PHẦN IV