Phương án phòng cháy rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La (Trang 27)

3.3.1.1. Xây dựng bản đồ phòng cháy rừng ở xã Sốp Cộp.

Bản đồ phòng cháy rừng thể hiện:

- Vùng dân cư phân bố, nương rẫy.

- Hệ thống các công trình phòng chống cháy: đường băng cản lửa, chòi canh phát hiện cháy rừng, biển báo, các chướng ngại tự nhiên và công trình nhân tạo có thể lợi dụng trong công tác phòng và chữa cháy rừng.

Bản đồ PCCCR giúp cho công tác quản lý và điều hành về công tác PCCCR thuận lợi và đạt hiệu quả cao cho khu vực cần bảo vệ. Có thể xác định mức độ nguy hiểm dễ có khả năng xuất hiện cháy rừng trong từng vùng, từ đó có biện pháp tổng hợp để chủ động PCCCR đạt hiệu quả cao và kịp thời nhất.

Để xác định vùng trọng điểm cháy ở khu vực nghiên cứu căn cứ vào: - Diện tích rừng có khả năng cháy và cháy lớn.

- Số vụ cháy rừng đã xảy ra.

- Tập quán canh tác của người dân và khoảng cách từ vùng canh tác đến khu dân cư.

*

Liệt kê những vùng trọng điểm thường xẩy ra cháy rừng để có giải

pháp kịp thời.

Từ tình hình thực tế, tổng kết trên địa bàn qua theo dõi nhiều năm,cũng như tình hình phân bố vật liệu cháy, kết cấu địa hình… Xác định địa bàn chủ yếu như sau:

+ Bản Huổi Ái. + Bản Bá Hốt.

- Hai bản này là bản trọng điểm hàng năm dễ xẩy ra cháy rừng các chính quyền cơ sở phải tập trung cảnh giác thực hiện tốt công tác tuyên truyền. PCCCR sâu rộng tại địa bàn, chủ động nhân lực, tăng thêm tổ bảo vệ chỉ đạo cứu chữa kịp thời khi có đám cháy xẩy ra.

Em đã tiến hành lên 2 bản này phỏng vấn, khảo sát thì em cũng hiểu được nguyên nhân là do:

+ Người dân thiếu ý thức, tự bản thân phát nương trái phép, Không làm đường băng cản lửa, quá chủ động.

+ Do địa hành thung lũng quá dốc, vật liệu và cây chủ yếu là Rừng Tre - Nứa xem rừng tự nhiên.

+ Chưa hiểu được cháy rừng gây thiệt hại về nhiều mặt nhất là về môi trường và kinh tế.

* Phân vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cáo.

Theo số liệu giao đất lâm nghiệp và thống kê diễn biến tài nguyên rừng thì diện tích có nguy cơ cháy cao là 272,913 ha chiếm khoảng 4,26% diện tích đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn xã cụ thể trên hai loại rừng:

- Rừng tre nứa: 232,119 ha - Rừng gỗ hỗn giao: 40,794 ha

Hầu hết diện tích các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao nằm trên đồi núi cao, là địa hình phân bố các loại tre nhỏ( Mạy loi, tre nhỏ…) và các loại cây thân thảo dễ cháy. Một số diện tích thuộc núi đất thuộc loại rừng tái sinh sau nương rẫy, xen lẫn nhiều cỏ chanh, lan chíp, chè vè, tre, … Về mùa đông thường bị khô dễ bắt lửa. do đó cần phải tăng cường lực lượng theo dõi diễn biến thời tiết, nắm tình hình hoạt động ra vào trong khu vực, khi xuất hiện có cháy phải thông tin báo cáo cho ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy rừng cơ sở, đồng thời khẩn trương huy động lực lượng đến ngăn chặn, dập lửa kịp thời, không để cháy lớn, cháy lan xảy ra.

* Triển khai công tác dự báo cháy rừng.

Thông tin dự báo cháy rừng là việc làm hết sức quan trọng có thông tin chính xác kịp thời giúp cho việc xử lý tình huống, bố trí nhân lực đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ chữa cháy. Chủ động an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa cháy.

Để làm tốt nhiệm vụ triển khai công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cần làm tốt công tác dự báo cháy rừng, xây dựng và sử dụng thường xuyên liên tục mạng lưỡi thông tin cháy rừng dựa trên cơ sở các vị trí khu vực đã được xác định thuộc vùng trọng điểm cháy, thời gian và thời điểm dễ xảy ra cháy để tập trung lực lượng sẵn sàng ứng cứu và dập tắt lửa rừng.

Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể trực ca, đảm bảo thời gian 24/24 giờ trong ngày cao điểm, giờ cao điểm có nguy cơ cháy cao.

Căn cứ vào tình hình thời tiết cụ thể của khu vực, thông tin, cảnh báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nhân tố ảnh hưởng đến vật liệu cháy, thường xuyên thông báo tình hình cháy rừng trong mùa khô hanh trên phương tiện thông tin của huyện, xã hoặc công văn chuyển nhanh tới các cơ sở bản, các chủ rừng, nhân dân biết để chuẩn bị triển khai ngay phương châm 4 tại chỗ “ Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, dụng cụ

và phương tiện tại chỗ” một cách hiểu quả.

* Ảnh hưởng VLC đến nguy cơ cháy rừng.

VLC là yếu tố cần thiết đối với sự phát sinh và phát triển của đám cháy, VLC cùng với ôxy, nguồn nhiệt là 3 yếu tố thiết yếu tạo thành tam giác lửa. Vì vậy, để làm cơ sở xác định chính xác diện tích rừng dễ vó khả năng cháy và cháy lớn. Tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu như sau:

Bảng 3. Khối lượng vật liệu cháy dưới tán rừng

STT OTC Khối lượng VLC (tấn khô/ha) Thảm khô Thảm tươi Tổng 1 1 8,63 4,25 12,88 2 2 7,21 5,34 12,55 3 3 6,48 6,84 13,32

- Khối lượng thảm tươi ở các OTC có sự dao động tương đối lớn. Ở OTC3, lượng thảm tươi nên đến 6,84 tấn/ha nhưng ở dưới tán rưng OTC 1 chỉ khoảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w