Đánh giá công tác chăm sóc quản lý đàn lợn nuôi thịt

Một phần của tài liệu Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 40)

Trong quá trình thực hiện chuyên đề tại trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương Chúng tôi được trực tiếp tham gia vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn của trại, công việc cụ thể hàng ngày như sau:

Trước khi vào chuồng phải thay đồ chuyên sử dụng khi vào chuồng nuôi đã được vô trùng, không mang bất cứ đồ dùng thường ngày nào vào khu vực chăn nuôi. Công việc đầu tiên khi vào chuồng là đi một lượt từ đầu đến cuối chuồng kiểm tra sức khỏe, tình trạng của đàn lợn, kiểm tra máng cám xem lượng cám ít hay nhiều để kịp thời điều chỉnh, quan sát các vòi nước xem có vòi nào hỏng không. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để phát hiện và đánh dấu những con bị ho, phát hiện sớm điều trị kịp thời thì lợn sẽ khỏi nhanh. Vừa đi vừa cảm nhận xem nhiệt độ ở trong chuồng tốt hay xấu để điều chỉnh lượng

gió cho hợp lý. Đi kiểm tra máng cám có sạch không, máng uống có hợp vệ sinh và có nước chưa. Sau khi đi quan sát chuồng một lượt ta bắt đầu quay lại từ ô đầu để dọn phân, phân ở trên nền chuồng được hót đổ vào máng nước tắm, chú ý dọn sạch sẽ không để lại trên nền chuồng lợn nằm vào phân bết ra rất bẩn. Dọn phân quét nền, đẩy máng tắm thực hiện theo quy định làm từ ô khỏe xuống ô bệnh. Ô khỏe được xếp ở trên đầu, ô bệnh xếp ở dưới.

Sau khi dọn vệ sinh chuồng nuôi xong thì tiến hành cho lợn ăn, ô khỏe cho nhiều cám ô bệnh yếu cho ít cám hơn. Công việc tiếp theo là tiêm điều trị những lợn bị ốm. Khi cho ăn song thỉnh thoảng vào chuồng quan sát và dọn phân trên nền chuồng không được để phân bẩn trên nền chuồng.

Buổi chiều công việc tương tự nhưng việc đẩy máng, thay nước máng tắm được làm vào cuối buổi chiều do thời gian từ chiều tới sáng hôm sau là dài hơn so với từ sáng tới chiều nên máng nước buổi chiều sẽ sạch hơn, đỡ mùi hơn là buổi tối tới sáng hôm sau.

Buổi tối sẽ vào thăm chuồng 1 - 2 lần để kiểm tra máng cám, tình hình sức khỏe trạng thái của đàn lợn có biện pháp xử lý kịp thời.

Một chuồng lợn với quy mô 200 con, sẽ có 2 dãy chuồng mỗi dãy có 5 – 6 ô tùy theo thiết kế của trại. Đàn lợn khi được đưa vào nuôi sẽ được phân ra theo lô, gồm lô lợn về trước và lô về sau. Khi nhập lợn về ngay từ khi mang lợn từ trên xe vận chuyển xuống, phân loại những lợn to, lợn bệnh, lợn còi để tiện chăm sóc và nuôi dưỡng. Lợn khỏe để trên ô đầu với số lượng nhiều hơn ô dưới. Sau đó xếp lợn giảm dẫn về khối lượng cũng như sức khỏe xuống những ô dưới. Trong quá trình nhận lợn con cần kiểm tra lợn có sót nanh, bị viêm lợi, viêm khớp, viêm rốn không nếu có thì tách riêng xuống ô bệnh để kịp thời điều trị.

Trong quá trình chăn nuôi, khâu úm lợn con là khâu vất vả và quan trọng nhất. Mùa hè có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần, mùa đông thì 3 – 4 tuần. Mùa hè lợn dễ úm hơn nhưng công việc vất vả và tỷ mỉ do nhiệt độ lúc nào cũng trên 30oC, lợn con còn vệ sinh khắp chuồng nên phải làm vệ sinh liên tục. Thời gian đầu lợn mới nhập về cần chăm sóc đặc biệt, trong chuồng chuẩn bị quây úm, sạp, hàng ván để lợn nằm. Trong mỗi quây úm có 1 bóng điện 200w vào

mùa hè và 2 bóng 200w vào mùa đông. Lợn lùa vào các ô nuôi phải lùa xuống máng tắm để tập cho lợn thói quen đi vệ sinh trong máng. Khi quen lợn sẽ không đi vệ sinh trên nền chuồng đỡ vất vả cho công nhân chăm sóc lợn. Sau khi lùa và phân lợn đều ở các ô thì bật điện trong lồng úm, sau 1 – 2 tiếng bắt đầu rắc cám cho lợn ăn, chú ý rắc làm nhiều lần mỗi lần một ít để kích thích cho lợn ăn.

Đàn lợn nuôi thịt được cho ăn tự do từ nhỏ cho tới khi xuất chuồng. Nên hàng ngày phải ghi chép cũng như theo dõi các máng cám để biết được tình trạng ăn của lợn qua đó cho biết được tình trạng sức khỏe của lợn.

Khâu sát trùng: Theo quy định, sau khi lợn xuất chuồng, chuồng được dọn vệ sinh phân và cặn bã. Sau đó rửa qua bằng nước sạch, tường chuồng và hành lang. Cọ rửa qua bằng nước sạch với vòi cao áp, phun dung dịch NaOH 20% toàn bộ nền. Sau đó để khô, quét vôi lại 1 lần toàn bộ chuồng, quét sơn chống rỉ các song sắt, cuối cùng tiến hành phun sát trùng 2 ngày/lần. Trước khi vào lợn 2 ngày phun lại 1 lần nữa. Thuốc sát trùng Omicide pha với tỷ lệ 1: 200 khi chuồng không có lợn; tỷ lệ 1: 400 phun xung quanh trại, quần áo, dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi, rãnh sát trùng ra vào trại, phun phương tiện ra vào trại, khu vực chăn nuôi, phun trong chuồng với những chuồng có lợn.

+ Phun sát trùng trong chuồng nuôi 2 lần/1 tuần, quét vôi và rắc vôi xung quanh trại 1lần/1tuần. Hố sát trùng ở cửa chuồng được thay nước 2 - 3 lần/tuần.

Sử dụng chlorin để tẩy trùng nước uống cho lợn và cho vào máng tắm của lợn theo tỷ lệ: 3 - 5g/1000 lít nước.

Quanh khu vực chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, giữ cho môi trường luôn thoáng mát.

Dưới đây là bảng kết quả từ việc chăm sóc nuôi dưỡng từ 2 dãy chuồng nuôi của trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm Kim Tân.

Bảng 4.4. Kết quả nuôi dưỡng đàn lợn thịt

Các chỉ tiêu theo dõi ĐV Chuồng 1 Chuồng 2

Số lợn đưa vào nuôi Con 67 85

Số lợn chết Con 1 1

Số đầu ra Con 66 84

Tổng trọng lượng nhập Kg 442.2 561

Tổng khối lượng xuất Kg 7194 9156

Tiền giống vnđ 93800000 119000000

Thời gian nuôi Ngày 137 137

Lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Kg 8040 10200

FCR (tiêu tốn thức ăn/kg P) Kg/TT 2.607 2.607

Tiền thuê nhân công vnđ 18600000 18600000

Tiền thưởng vnđ 4400000 4400000

Tiền chuồng vnđ 29350000 33780000

Tiền điện vnđ 1200000 1343000

Tiền làm biogas, xử lý môi trường vnđ 2674000 3074000 Tiền mua vật liệu xây dựng vnđ 12130000 16820000

Tiền thuốc thú y vnđ 3850000 4570000

Tiền mua vôi sát trùng vnđ 400000 500000

Tổng thu nhập vnđ 467610000 595140000

Tổng chi vnđ 246804000 304087000

Hao hụt vnđ 30000000 35000000

Tổng thu nhập(trừ chi phí và hao hụt) vnđ 180806000 256053000 Qua bảng 4.4 ta thấy 2 chuồng nuôi trong 1 lứa ở trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm Kim Tân thì việc chăn nuôi có nhiều thuận lợi, mang lại lợi nhuận khá cao về kinh tế cho trang trại( khoảng 300triệu đồng/ lứa khi đã trừ hao hụt) . Tuy trong quá trình nuôi thì vẫn có những con mắc bệnh chết, nhưng tính tổng chi phí thì trại vẫn không bị thua lỗ, nên với hình thức chăn nuôi gia công này hiện nay nó là mô hình kinh tế mới tiềm năng để đưa ngành

chăn nuôi nước ta phát triển kịp thời hòa nhập với nền kinh tế của thế giới, nhất là hiện nay nước ta là một thành viên của WTO.

Bảng 4.5.Khối lượng của lợn qua các kỳ cân ( kg)

STT Tháng nuôi Số con cân Khối lượng

lợn Ghi chú

1 Tháng thứ nhất 12 270

2 Tháng thứ 2 12 558

3 Tháng thứ 3 12 878.4

Sinh trưởng tuyệt đối của từng lợn nuôi thịt là khác nhau do mỗi con có đặc tính sinh học khác nhau và khả năng hấp thu thức ăn là khác nhau.

Dựa vào bảng khối lượng của lợn qua các kỳ cân chúng ta có thể thấy được sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thịt được thể hiện qua bảng như sau:

Sinh trưởng tuyệt đối (g/ ngày)= Khối lượng cuối kỳ(g) - khối lượng đầu kỳ(g)

Thời gian nuôi

Sinh trưởng tương đối (%)= Khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ x100

(Khối lượng đầu kỳ + khối lượng cuối kỳ)x 2

Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thịt (g/ con/ ngày)

STT Thời gian Sinh trưởng tuyệt đối Ghi chú

1 Tháng 1 - 2 530

2 > Tháng 2 - 3 800

Bảng 4.7. Sinh trưởng tương đối của lợn nuôi thịt (%)

STT Thời gian Sinh trưởng tương đối Ghi chú

1 Tháng 1 - 2 27.32

2 > Tháng 2 - 3 17.39

* Nhận xét: Nhìn chung khả năng sinh trưởng của lợn tại trang trại tương đối cao so với các giống của địa phương. Nhờ lựa chọn con giống có chất

lượng tốt, áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho lợn tốt, nên lợn ít bị bệnh, sinh trưởng phát triển tốt. Lợn sinh trưởng phát triển tốt vào tháng thứ 2 - 3 do không chịu nhiều tác động của điều kiẹn môi trường, vận chuyển, thích nghi tốt với thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế chăn nuôi tốt. Tuy nhiên một số yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của lợn như stress khi tiêm phòng, lợn cắn nhau...

Phần 5

Một phần của tài liệu Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w