Các biện pháp chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng lợn

Một phần của tài liệu Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 32)

* Quản lý:

Đảm bảo 100% lợn khi đưa vào nuôi phải được tiêm phòng vaccine. Cho lợn ăn đầy đủ, đúng bữa.

* Công tác phòng vệ sinh tẩy uế chuồng trại:

Tổng vệ sinh tẩy uế chuồng trại trước khi đưa lợn mới vào nuôi từ 7 - 14 ngày.

* Chăm sóc nuôi dưỡng từng giai đoạn:

Đảm bảo phân đàn đồng đều về lứa tuổi và khối lượng. + Giai đoạn lợn con (3 - 7 tuần tuổi).

Hiện nay chăn nuôi lợn nái đang theo hướng tập cho lợn con ăn sớm và cai sữa sớm để tăng lứa đẻ của lợn mẹ. Hiện nay, với kỹ thuật tiên tiến lợn con

được cai sữa sớm tách mẹ khi 18 - 21 ngày tuổi (3 - 4 tuần tuổi).Lợn con được cho làm quen với thức ăn từ rất sớm thức ăn tập ăn có đầy đủ dinh dưỡng như sữa mẹ, có phần bổ sung những chất mà sữa mẹ đã giảm dần. Sau khi chọn được làm đàn theo thịt, ban đầu chia đàn đồng đều về khối lượng nhốt riêng vào 1 ô. Cho lợn ăn ít một, ngày cho lợn ăn nhiều lần, cố gắng làm vệ sinh chuồng sạch sẽ, luyện cho lợn con ỉa, đái vào máng tắm khi lợn quen với việc vệ sinh trong máng tắm, chuồng sẽ sạch, thoáng mát, giảm mùi trong chuồng và công nhân chăm sóc lợn cũng dễ dàng thuận lợi hơn trong công việc.

+ Giai đoạn lợn choai (7 - 14 tuần tuổi).

Giai đoạn này lợn đang phát triển về cơ bắp, ít tạo mỡ, lợn được cho ăn tự do để lợn được ăn nhiều nhất. Trong giai đoạn này lợn cần chuồng rộng rãi, sạch sẽ để chạy nhảy. Chú ý giai đoạn này không nhốt lợn trật quá trong 1 ô chuồng. Lợn phát triển ở giai đoạn này rất nhanh nên cần làm đầy đủ vaccine để phòng bệnh cho lợn.

Cũng cần chú ý nếu nền chuồng gồ ghề cũng rất dễ bị què chân, viêm khớp. Do lợn giai đoạn này rất hiếu động, thích đùa nghịch chạy nhảy.

+ Giai đoạn nuôi vỗ béo.

Giai đoạn này lợn cần thức ăn giàu năng lượng, đầy đủ protein, vitamine và khoáng. Quá trình chăm sóc của giai đoạn này cần chý ý lợn có khối lượng lớn lười vận động lợn nằm suốt ngày khi quét dọn làm vệ sinh chuồng nuôi cần lùa cho lợn dậy thường xuyên để lợn ăn nhiều, vận động đi lại nếu không lùa lợn dậy thì lợn dễ bị liệt chân. Lợn ở giai đoạn vỗ béo cần được yên tĩnh cho vận động ít hơn giai đoạn lợn nhỡ để tránh tiêu hao năng lượng.

Trong quá trình nuôi dưỡng, ở trong khu chăn nuôi cần phải có ô dành cho lợn bệnh vì trong quá trình nuôi thường xuyên có lợn bệnh. Khi phát hiện lợn bệnh phải tách ngay xuống ô bệnh điều trị. Trong chuồng kín, lợn chủ yếu là bị viêm phổi và viêm phổi rất dễ lây lan, lây lan rất nhanh.

Khi chuyển giao giữa các loại thức ăn cần chú ý là không thay đổi đột ngột mà thay đổi từ từ:

- Ngày đầu trộn 25% thức ăn mới. - Ngày thứ hai trộn 50% thức ăn mới.

- Ngày thứ ba trộn 75% thức ăn mới. - Ngày thứ tư là 100% thức ăn mới.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn thức ăn của lợn thịt

Chỉ tiêu Đơn vị Lợn nhỡ Vỗ béo

Protein % 18,5 12

Năng lượng trao đổi Kcal 3150 2820

Ca % 0,7 - 1,2 0,7 - 1,2

P % 8,6 8,03

NaCl % 0,3 - 0,8 0,6 - 08

Lợn được tẩy giun sán trong quá trình nuôi.

Quy trình: Đảm bảo khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn lợn.

Nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, đẩy đủ.

Theo dõi phát hiện lợn ốm nhanh chóng đưa ra cách ly sang ô dành riêng cho lợn bệnh tránh lây lan sang cả đàn, để có biện pháp điều trị kịp thời

Một phần của tài liệu Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w