- Theo A.I.Donalson, 2000, [9], mục đích của tiêm phòng là tránh được những tổn thất trong sản xuất. Để có hiệu quả, vaccine phải có hiệu lực, an toàn, tương đồng về tính kháng nguyên, chống các chủng virus đang gây bệnh hoặc có thể sẽ đe dọa gây bệnh và cách sử dụng đúng để cho đáp ứng miễn dịch tối ưu. Một tỷ lệ tiêm phòng thích đáng và tiêm phòng nhắc lại tốt sẽ bảo vệ được cả đàn gia súc lớn và gia súc non. Lần tiêm phòng trước là chủ động phòng bệnh, lần sau là tạo thêm kháng thể miễn dịch thụ động cho con non.
- Theo Mar´ıa J. Dus Santos, et al (2002), [10], Gần đây thực vật chuyển gen đã và đang được sử dụng như một giải pháp thay thế cho các phương pháp cổ truyền để sản xuất kháng nguyên phục vụ cho việc sản xuất vaccine thực nghiệm. Tuy nhiên hầu hết các phương pháp sử dụng thực vật chuyển gen đều có một hạn chế quan trọng là các kháng nguyên tái tổ hợp (recombinant antigen) chỉ tồn tại ở hàm lượng rất thấp trong mô thực vật, điều này đã hạn chế khả năng áp dụng phương pháp vào thực tế sản xuất.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Ác-hen-ti-na và Tây Ban Nha đã thành công trong việc tạo thực vật chuyển gen có khả năng tổng hợp các epitope miễn dịch ở mức độ cao.
Trong nghiên cứu này các tác giả đã nối kết gen tổng hợp epitope có độ đáp ứng miễn dịch cao từ virus lở mồm long móng với gen báo cáo glucuronidase (gus A). Sự kết hợp này cho phép chọn lọc các thực vật chuyển gen dựa trên hoạt độ của enzyme glucuronidase. Các tác giả đã tạo được cây
alfalfa (cỏ linh lăng) chuyển gen có khả năng tổng hợp đoạn pép-tít từ acid amin 135 đến acid amin160 của protein cấu trúc VP1 (VP135-160) nối với (fused) protein GUS. Sử dụng phương pháp Western Blot với VP135-160, các tác giả đã cho thấy những cây tổng hợp VP135-160 ở mức cao đều tương với cây có hoạt độ enzyme GUS mạnh.
Đoạn pép-tít tổng hợp bởi thực vật này có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch trên chuột và tạo được kháng thể kháng virus lở mồm long móng (FMDV). Chuột được gây miễn dịch bởi VP135-160 đã có khả năng đề kháng tốt với virus lở mồm long móng. Kết quả nghiên cứu này đã gợi ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tạo thực vật chuyển gen có khả năng tổng hợp kháng nguyên ở mức độ cao dùng cho việc sản xuất vaccine.
- Theo I.A.Bakulop, V.V.Makarop, N.M.Uavanxep, (1980), [8]. Hoạt tính miễn dịch của thuốc virus, các virion của nhiều virus có một số nhóm dịch chứa kháng nguyên mà vai trò của chúng trong việc hình thành miễn dịch kháng virus khác nhau. Các kháng nguyên, tách được khi phá hủy các virion ở các thể tinh khiết trong dạng tiểu đơn vị có thể kích thích đáp ứng miễn dịch tốt và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus, điều đó phụ thuộc vào vai trò của các thành phần virion ấy trong quá trình truyền nhiễm. Chính sự trung hòa của chúng phải ngăn cản sự sản sinh của virus trong cơ thể, từ nhiều vurus người ta đã tách được và nghiên cứu các tính chất huyết thanh học và miễn dịch của các tiểu đơn vị, kháng nguyên kết hợp tổ thể và các protit cơ bản của virus viêm mụn nước, kháng nguyên hòa tan của virus đã kháng nguyên virus ỉa chảy tạo ra sức bảo vệ cơ thể lợn khỏi bị dịch tả, thành phần miễn dịch của virus lở mồm long móng. Dựa trên nguyên tắc ấy đã tạo các vaccine hóa học phòng bệnh từ các hemaglutinin tách biệt nhân tạo, neuraminidaza, nucleotit của virus, thuốc phòng bệnh dại có hiệu quả cao từ các tiểu đơn vị virus, vaccine từ tiểu đơn vị virus phòng sởi và các kháng nguyên hexonic của virion phòng bệnh do adeno virus.
- Theo Hurnik, D (2005) [11], việc thực hiện khử trùng chuồng trại mà không sạch sẽ chỉ làm lãng phí tiễn của, trái lại nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt sẽ nâng cao khả năng tăng trưởng của lợn cũng như đem lại nhiều lợi ích khác.
Quá trình vệ sinh bắt đầu bằng việc loại bỏ các chất thải của lợn và lớp lót chuồng nếu có. Tiếp đó là tháo bỏ hết các thiết bị có thể di chuyển được và rửa sạch chúng. Sau đó dùng vòi nước tẩy rửa chuồng nuôi và các thiết bị bên trong, đây cũng chính là bước mà rất nhiều người chăn nuôi thực hiện sai do họ sử dụng nước tẩy rửa có hoạt tính cao, Chuồng nuôi sau khi rửa trông có vẻ sạch nhưng thực tế thì không phải vậy.
Phần 3