Tình hình du khách đến khách sạn trong 3năm 2004 – 2006

Một phần của tài liệu Thực trạng và các biện pháp thu hút khách tại Khách sạn Hoa Hồng - Hải Dương (Trang 50)

C/ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.2.1. Tình hình du khách đến khách sạn trong 3năm 2004 – 2006

Mặc dù Hải Dương không có nhiều khách quốc tếđến nhiều như các thành phố

du lịch như Nha Trang, Huế, Quảng Bình nhưng Hải Dương lại có 2 khu công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Nam Sách và khu công nghiệp Đại An. Sự ra đời của sân gôn Chí Linh. Hai khu công nghiệp này ra đời kéo theo sự phát triển các hoạt động dịch vụ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây, giải quyết công ăn việc

làm và tất nhiên ngành kinh doanh khách sạn phát triển . Vì đã có rất nhiều người nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây vì vậy các chuyên gia nước ngoài, nhà

đầu tư nước ngoài đến đây để công tác. Mặt khác do khách sạn kết hợp với dịch vụ

lữ hành tại công ty và liên hệ với các dịch vụ lữ hành khác... Hải Dương có rât nhiều đền thờ nổi tiếng vì vậy đã thu hút khách quốc tế. Do đó nhu cầu về nhà nghỉ,

ăn uống, vui chơi, giải trí ngày càng tăng

Trên địa bàn Hải Dương hiện nay có 4 khách sạn lớn tương đương với khách sạn Hoa Hồng và nhiều khách sạn nhỏ vì vậy gây sức ép rất lớn về công suất hoạt động khi tình hình cung của buồng ngủ khách sạn, xe du lịch lớn hơn cầu do đó tính cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trước tình hình đó, là một khách sạn lớn trên địa bàn Hải Dương, những năm qua khách sạn không ngừng cố gắng tìm mọi biện pháp để

Bảng 2.5 : Tình hình lượng khách tại khách sạn Hoa Hồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chỉ tiêu số lượt khách tỷ trọng(%) số lượt khách tỷ trọng(%) số lượt khách tỷ trọng(%) ± Tốc độ tăng giảm (%) ± Tốc độ tăng giảm (%) Tổng khách 25542 100 26464 100 27653 100 922 3.6 1189 4.5 Khách quốc tế 11200 43.8 11675 44.1 12863 46.5 475 4.24 1188 10.17 Trung quốc 3914 34.94 3468 29.7 4012 31.2 -446 -11.4 544 15.7 Nhật bản 1410 12.59 1892 16.2 2034 15.8 482 34.2 142 7.5 Đài loan 3067 27.38 3596 30.8 3642 28.3 529 17.2 46 1.3 Uc 921 8.2 986 8.4 1042 8.1 65 7 56 5.68 Anh 772 6.9 823 7 813 6.3 51 6.6 -10 -1.21 Pháp 523 4.7 429 3.7 418 3.2 -94 -17.97 -11 -2.56 Nước khác 593 5.3 481 4.12 902 7 -112 -18.9 421 87.52 Nội địa 14342 56.2 14789 55.9 14790 53.5 447 3.1 1 0.006

Nhận xét:

Tổng lượng khách cả khách quốc tếđến khách nội địa trong 3 năm đều tăng năm 2006 (4,5%) tốc độ tăng nhanh hơn năm 2005 (3,6%) nhưng không đáng kể

như vậy ta thấy khách sạn không có bước nhảy vọt nào lớn để tăng số lượng khách tới khách sạn. Như chúng ta đã thấy trên biểu đồ tỷ lệ khách nội địa lưu trú cao hơn khách quốc tế.Thể hiện cụ thể như sau:

Khách quốc tế: năm 2005 số lượng khách quốc tế tăng 475 người tương

đương tăng 4,24% so với năm 2004. Sang năm 2006 số lượng khách quốc tế tiếp tục tăng 1188 người tương đương tăng 10,17% như vậy tốc độ tăng khách quốc tế năm 2006 cao hơn tốc độ tăng năm 2005. Do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

-Khách Trung Quốc: chiếm tỷ trọng khách quốc tế lớn nhất là do 2 khu công nghiệp Đại An và Nam Sách hầu như do các nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan, Nhật đầu tư . Năm 2005 lượng khách Trung Quốc lại giảm 446 lượt khách tương

đương giảm 11,4 % so với năm 2004. Sang năm 2006 lượt khách này lại tăng nên 554 lượt khách tương đương tăng 15,7 % so với năm 2005 đó là sự cố gắng của tòan khách sạn để ngày càng thu hút lượng khách

-Khách Nhật Bản: chiếm tỷ lệ cao chỉ sau khách Trung Quốc và Đài Loan và có xu hướng tăng trong 3 năm cụ thể: Năm 2005 lượt khách Nhật Bản tăng 482 lượt tức là tăng 34,2% so với năm 2004. Năm 2006 lượng khách này lại tiếp tục tăng nên 142 lượt tương đương tăng 7,5 % đó là do các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng đầu tư

tại Hải Dương. Điều này hứa hẹn nhiều triển vọng đối với thị trường khách Nhật Bản. Khách Đài Loan : Năm 2005 số lượt khách tăng 529 lượt tương đương tăng 17,2% so với năm 2004 sang năm 2006 số lượt khách có tăng nhưng tốc độ tăng không cao chỉ chiếm 1,3 %( tăng 46 lượt)

-Khách Uc : mặc dù lượng khách Nhật không cao nhưng đều tăng đều qua các năm . Năm 2005 tăng 65 lượt tương đương tăng 7% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 56 lượt khách tức là tăng 5,68%

-Khách từ các nước Châu Âu nghỉ lại khách sạn chủ yếu là đi du lịch, giải trí (đánh Gôn) còn một phần nhỏ là các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác.

-Khách Anh: trong 3 năm tỷ trọng khách từ Anh đều không thay đổi đáng kể. Năm 2005 lượt khách này tăng 51 lượt tương đương tăng 10% so với năm 2004. Năm 2006 lượt khách từ Anh lại giảm 10 lượt tức là giảm 1,21% một lượt khách không cao nhưng không vì vậy mà khách sạn lại không chú ý đến.

- Khách Pháp : trong 3 năm lượt khách từ Pháp giảm năm 2005 giảm 94 lượt khách tương đương giảm 17,97 %, sang năm 2006 tiếp tục giảm tiếp 11 lượt tức là giảm2,56%

- Khách từ các nuớc khác: năm 2005 khách tại thị trừờng này giảm 112 lượt tương đương giảm 18,9% so với năm 2004 sang năm 2006 tình hình có cải thiện nên lượt khách lại tăng 421 tức là tăng 87,52 sự cố gắng vuợt bậc của tòan bộ công nhân viên trong khách sạn

Khách trong nước: tăng qua các năm là thị trường tiềm năng của khách sạn vì nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển thu nhập của người dân cừng cao nên nhu cầu vụi chơi giải trí cũng ngày càng cao. Theo như thống kê của sân gôn Chi Linh thì khách đánh gôn là chủ yếu là người trong nước. Năm 2005 tăng 447 lượt khách tương đương tăng 3,1 % nhưng năm 2006 lượt người chỉ tăng có 1 một tỷ lệ

tăng qua thấp chứng tỏ khách sạn đã không chú trọng đền thị trường tiềm năng này.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2004 2005 2006 biểu đồ thể hiện tổng lượt khách tại khách sạn Hoa Hồng Khách quốc tế Nội địa

Như vậy, qua phân tích tình hình du khách đến khách sạn Hoa Hồng, ta thấy một

rất lớn đến sự gia tăng lượng khách này trong những năm tới khách sạn phải có biện pháp thu hút lượng khách tại thị trường này hơn nữa. Nhưng nhìn chung lượng khách trong 3 năm đều tăng đây là một vấn đề khả quan, tuy nhiên để lượng khách tới khách sạn ngày càng tăng thì khách sạn cần phải khai thác, tạo thêm nguồn khách mới thông qua việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời chú ý

đến cả 2 phương diện: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng phù hợp với giá cả. Việc nắm được phong tục tập quán , tâm lý của khách nhất là khách có khả năng chi tiêu cao như Uc và Anh sẽ giúp khách sạn tổ chức đón tiếp, tổ chức nơi ăn ngủ phù hợp hơn. Về khách nội địa khách sạn cũng cần chú ý hơn tới thị trường này vì những khách nội địa cũng có khả năng chi trả cao mặt khác khách sạn nên sử dụng chính sách giá cho thị trường này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các biện pháp thu hút khách tại Khách sạn Hoa Hồng - Hải Dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)