Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 (Trang 42)

- Thách thức đối với tổ chức là phải tuyển dụng đúng người phù hợp với tổ chức

a. Khái niệm và mục đích của đánh giá nguồn nhân lực

1.4.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trong thế kỷ 20, rất nhiều cuộc cách mạng về quản lý nhân sự đã diễn ra tại Nhật Bản, góp phần đáng kể vào vị thế của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thương trường quốc tế ngày nay.

Công việc làm trọn đời

Tại Nhật Bản, "công việc làm trọn đời" luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời. Những công nhân viên này ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Những công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm thời, thường chiếm khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn như TOYOTA. Ngoài ra còn có nhiều công nhân làm việc không trọn ngày. Khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương của họ, sa thải số công nhân tạm thời, giảm tiền thưởng thất thường cho số công nhân làm việc suốt đời và thuyên chuyển công nhân viên sang các bộ phận sản xuất khác.

Sự tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định

Một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo. Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và các chính sách kinh doanh.

Ví dụ như ở Isuzu, công nhân viên bầu ra những người có quyền đại diện cho mình vào hội đồng lao động của công ty. Về những vấn đề tài chính và kinh tế, Hội đồng lao động của Isuzu được cung cấp thông tin và được tham khảo ý kiến vào việc ra quyết định, nhưng Hội đồng không có quyền như các cổ đông vì mặc dù các cổ đông và nhân viên có số người đại diện như nhau nhưng vị chủ tịch đại diện cổ đông là người có lá phiếu quyết định.

Nhóm kiểm tra chất lượng

Để nâng cao năng suất của công nhân viên, các công ty Nhật Bản đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để đề nghị công nhân viên đưa ra các sáng kiến để nâng cao sản lượng. Những nỗ lực hợp tác được thúc đẩy một phần nhờ mục tiêu này. Nhóm kiểm tra chất lượng là một trong những hoạt động đó, nhóm này bao gồm nhiều nhóm công nhân nhỏ, gặp nhau thường xuyên để phát hiện và để giải quyết các khó khăn của họ. Đây là một hoạt động có sự tham gia của nhiều cá nhân để họ tham khảo ý kiến giữa các đồng nghiệp với nhau vì mỗi một cá nhân thường không muốn quan hệ trực tiếp với nhà quản trị.

Làm việc theo nhóm

Tại Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của Nhật Bản, người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Xét về mặt liên kết nhóm thì một phần của mức lương thường không dựa trên sản lượng, vì nếu vậy nhóm sẽ gây áp lực đòi hỏi không được vắng mặt thường xuyên và luôn cố gắng nhiều. Xét về mặt nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng khi người nào đó trong nhóm vắng mặt

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG 8

2.1 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG 8

2.1.1: Lịch Sử Hình Thành

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 là đơn vị được chuyển đổi từ DNNN trực thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao trông 8 thành công ty cổ phần tại quyết định số 3852/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2004 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Chuyên làm nhiệm vụ:

+Tư vấn xây dựng công trình giao thông; công nghiệp ; dân dụng; thủy lợi; các công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp;

+Xây dựng các công trình giao thông; công nghiệp; dân dụng; thủy lợi… +Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn, cấu kiện thép, trang trí nội, ngoại thất công trình; đào đắp, san lấp mặt bằng, hạ tầng các công trình; đầu tư và kinh doanh nhà đất.

Tiền thân từ năm 1955 là đội khảo sát thiết kế trực thuộc ban xây dựng 64 với nhiệm vụ: chuyên khảo sát, thiết kế xây dựng đường giao thông, sân bay, bến cảng..v.v. Phục vụ cho cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của Việt Nam và Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Hiện nay, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 là công ty đứng đầu trong tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 trong lĩnh vực tư vấn xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi và thí nghiệm xác định chỉ tiêu kỹ thuật công trình, kiểm định… ngoài ra còn tham gia công tác xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, điện… tổng số cán bộ công nhân viên 241 người trong đó 75% có trình độ đại học và trên đại học gồm thạc sỹ, kỹ sư các ngành: xây dựng cầu đường, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy lợi, kiến trúc, kinh tế, tin học.v.v..

+Tên đơn vị: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8.

+Tên giao dịch quốc tế: Transport Engineering Consulting Joint Stock Company 8.

+Tên viết tắt bằng tiếng anh và tên thường gọi là TECCO8. +Trụ sở chính: Km9 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội +Email: Kehoachtv8@yahoo.com.vn

+Fax: 84-43-8.546245

Số tài khoản: 21510000316003 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thành lập tháng 4 năm 1955, tiền thân là Cục Thiết Kế Dân Dụng – Nha kiến trúc.

+Giai đoạn 1955 – 1961: Cục đã thiết kế các công trình như Lễ Đài Ba Đình, Đài tưởng niệm, các công trình công cộng như Trường học, Bệnh viện, ở các tỉnh, huyện với những công nghệ xây dựng được áp dụng tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả áp dụng trong suốt một thời gian dài.

+Giai đoạn 1961 -1969: Cục thiết kế Dân Dụng đã phát triển thành Viện Thiết kế Kiến trúc vừa thiết kế các công trình xây dựng phục vụ sản xuất chiến đấu, vừa triển khai nghiên cứu khoa học và đào tạo Cán bộ. Số KTS, KS được đào tạo tại các trường trong và ngoài nước được điều động về cơ quan ngày càng đông và đồng bộ hơn. Viện đã thiết kế Cột cờ ở đầu bắc cầu Hiền Lương, Lăng Bác, khu triển lãm Giảng Võ, các mẫu nhà ở chung cư nhiều tầng, những khách sạn đầu tiên mang phong cách kiến trúc mới, hiện đại… đã đặt nền móng cho việc biên soạn các Nguyên lý Thiết kế, các tiêu chuẩn quy phạm Thiết kế của Việt Nam, tạo điều kiện nâng cao chất lượng thiết kế và quản lý ngành xây dựng.

+Giai đoạn 1969 – 1975: Viện thiết kế Dân dụng, song song với việc Thiết kế các công trình, Viện đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ áp dụng rộng rãi ngay vào thực tế trong toàn ngành

+Giai đoạn 1975 – 1978: Viện xây dựng Đô Thị và Nông Thôn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 viện( Viện Thiết kế dân dụng, Viện Thiết kế quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Viện Thiết kế công trình kĩ thuật đô thị). Thực hiện các chức năng như nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công tác Thiết kế xây dựng nhà ở, Công trình công cộng, biên soạn các tiêu chuẩn thiết kế, các Quy trình quy phạm và các tài liệu hướng dẫn trong công tác thiết kế…Với quy mô

rất lớn, nhân lực gần 1000 người, nhưng chỉ sau 2 năm vận hành, Bộ Xây dựng nhận thấy sự hợp nhất tập trung lớn như vậy không phù hợp với thực tế của Ngành và của Viện, do đó lại tách ra thành các viện chuyên môn hóa quy mô nhỏ hơn, gần giống như trước đó.

+Giai đoạn 1978 – 1993: Viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng. Với nhiệm vụ hàng đầu là thiết kế nhà ở Viện đã cho ra đời hàng loạt kiểu nhà ở mới theo kiểu nhà ở lắp ghép theo phương thức đúc sẵn trong nhà máy và thiết kế nà ở sử dụng những mẫu căn hộ khép kín với tiêu chuẩn tiện nghi cao hơn thời kì trước. Những công trình tiêu biểu do Viện thiết kế trong thời kì này có thể kể đến là: Các trường đại học sư phạm, Đại học Tài chính, các viện nghiên cứu khoa học, các Bệnh viện Hữu Nghị mở rộng, Viện Đông y, Viện mắt trung ương, Bệnh viện đa khoa Hải Hưng.

+Giai đoạn 1993 – 2006: Viện chuyển sang hướng hoạch toán kinh tế trong các hoạt động sản xuất thiết kế và nghiên cứu khoa học, công nghệ với môi trường hoạt động mới: Tổng thầu thiết kế, thi công nhiều công trình có chất lượng cao đáp ứng thực tế thi công và phù hợp với công nghệ xây dựng đang phát triển. Năm 1993, Bộ Xây Dựng quyết định đổi tên Viện thành Công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam với tên thường gọi là TECCO8. Ngoài người hướng dẫn chỉ đạo những người mới ra trường, đó chính là điều kiện để đảm bảo cho công ty có đủ năng lực đảm đương các dịch vụ tư vấn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đặc biệt năm 2000, TECCO8 là tổ chức Tư vấn xây dựng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO.

+ Giai đoạn 2006 đến nay: Nổi bật trong giai đoạn này lĩnh vực hợp tác quốc tế phát triển mạnh. Tổng công ty đã thực hiện một số dự án hợp tác quốc tế tiêu biểu như: Tháp tìa chính 68 tầng tại TP. HCM, liên doanh với Arep Ville Cộng hòa Pháp, Lera, PAEC; khách sạn Marriott Hà nội tại khu Trung tâm Hội nghị quốc gia, liên doanh với DSA Engineering Limited Anh và Lera Mỹ; Bảo tàng Hà Nội, liên doanh với GMP – Inros Lackner.;.

2.1.2: Chức năng- nhiệm vụ của Công ty .

Tư vấn có trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như: Tư vấn pháp luật, Tư vấn nhà đất, Tư vấn đầu tư đấu thầu ...

Trong xây dựng thì bao gồm Tư vấn khảo sát, Tư vấn thiết kế, Tư vấn thẩm định thiết kế, Tư vấn giám sát, lắp đặt thiết bị và Tư vấn kiểm định chất lượng -

Như vậy Tư vấn xây dựng giao thông là để có công trình bền đẹp, đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai, tiết kiệm được nguyên vật liệu, tiết kiem được đất đai, giải phóng mặt bằng. Từ những đồ án thiết kế tạo điều kiện cho người quản lý, chủ đầu tư chọn lựa phương án tối ưu để quyết định đầu tư.

Trong quá trình thi công đòi hỏi có đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề, đồng thời phải có Tư vấn giám sát, tác giả các bản thiết kế của mình - trong đó có cả Tư vấn giám sát chất lượng, Tư vấn giám sát vật liệu, Tư vấn giám sát khối lượng kết hợp tổng hoà để xây dựng công trình có chất lượng tốt, giá thành hạ.

Với đặc trưng là một Công ty tư vấn xây dựng giao thông nên chức năng -nhiệm vụ chính của Công ty bao gồm :

- Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình đường bộ, các công trình cầu . - Khảo sát địa hình, địa chất các cônag trình giao thông .

- Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu xây dựng mặt đường bê tông, các loại kết cấu mặt đường, nền đường các công trình giao thông thí nghiệm địa chất công trình ( Phòng lap...) .

- Kiểm định chất lượng các cấu kiện bê tông, kết cấu mặt đuờng, nền đừơng các công trình giao thông đường bộ .

- Xác định hiện trạng, đánh giá nguyên nhân sự cố các công trình giao thông đường bộ .

- Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp Nhà nước .

- Thẩm định thiết kế và tổng dự toán các công trình giao thông , giấp phép hành nghề .

- Giám sát kỹ thuật và nghiệm thu .

2.1.3. Đặc điểm của Tư vấn xây dựng giao thông 8.

Tư vấn là dịch vụ trí tuệ, một hoạt động chất xám cung cấp cho khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành động và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó. Kể cả những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả. Tư vấn giúp đỡ kỹ thuật, tổ chức điều tra, khảo sát, khoan thăm dò, nghiên cứu soạn thảo các văn kiện dự án quy hoạch, thiết kế và quản lý các dự án xây dựng giao thông cho khách hàng.

Hoạt động Tư vấn xây dựng giao thông là một loại hoạt động dịch vụ, do đó nó có những đặc điểm của dịch vụ nói chung. Nhìn chung dịch vụ Tư vấn xây dựng giao thông có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Tính không sờ thấy được (Tính vô hình) của sản phẩm dịch vụ.

Các dịch vụ đều không cảm nhận được trực tiếp bằng các giác quan trước khi có được các dịch vụ đó. Người mua buộc phải tin vào lời người bán.

Thứ hai: Giá trị các hoạt động Tư vấn xây dựng giao thông (hoạt động dịch

vụ) gắn liền với người cung cấp dịch vụ Tư vấn xây dựng giao thông, giám sát tác giả. Thiếu những người cung cấp dịch vụ không thể thực hiện được. Đặc điểm này khác với đặc điểm hàng hoá vật chất ở chỗ: Hàng hóa vật chất vẫn tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của người cung ứng hàng hoá.

Thứ ba: Tính không ổn định về chất lượng, chất lượng dịch vụ giao thông

trong một khoảng rộng, phụ thuộc vào người cung ứng. Để đảm bảo kiểm tra chất lượng, Công ty dịch vụ có thể áp dụng 2 biện pháp. Một là, dành kinh phí để thu hút huấn luyện chuyên gia giỏi thực sự. Hai là, người cung ứng dịch vụ phải thường xuyên theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng qua thư từ góp ý, thăm dò ý kiến…

Thứ tư: Tính không lưu giữ được khi nhu cầu mua dịch vụ của Công ty thấp,

Công ty có thừa khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tuy nhiên sự dư thừa khả năng cung ứng dịch vụ đó của Công ty không thể lưu giữ để sử dụng khi nhu cầu về dịch vụ của khách hàng tăng mạnh vượt quá khả năng cung ứng của công ty

2.1.4: Cơ cấu tổ chức - Bộ máy sản xuất của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8.

Công ty cổ phầm tư vấn xây dựng giao thông 8 được thành lập lại theo Quyết định số: 3925 QĐ/ TCCB - LĐ ngày 16 - 8 - 1995. Đây là doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức theo mô hình: Đứng đầu là giám đốc Công ty, giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Chủ tài khoản, chịu trách nhiệm nhận vốn của Nhà nước, bảo toàn vốn và phát triển. Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp phát triển tăng trưởng kinh tế, thu được lợi nhuận cao. Bảo đảm đời sống cho người lao động, đóng góp cho Nhà nước và xây dựng các quĩ phúc lợi, tái sản xuất phát triển

Dưới quyền giám đốc có các phó giám đốc, các phòng ban chức năng nghiệp vụ và các đội sản xuất xí nghiệp thí nghiệm và xây dựng thực nghiệm. Là doanh nghiệp Nhà nước do đó mọi hoạt động, định hướng phát triển sản xuất, công tác quản lý đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Công ty. Công tác quần chúng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w