Đãi ngộ nhân sự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 (Trang 33)

- Thách thức đối với tổ chức là phải tuyển dụng đúng người phù hợp với tổ chức

1.2.3.2.Đãi ngộ nhân sự

a. Khái niệm và mục đích của đánh giá nguồn nhân lực

1.2.3.2.Đãi ngộ nhân sự

Công tác đãi ngộ nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi một nhóm cá nhân đều đến với doanh nghiệp với một mục tiêu và mong muốn riêng. Mỗi người đều có cái ưu tiên và ràng buộc riêng của mình. Là nhà quản trị nhân sự, với các cá nhân và nhóm cụ thể đã được xác định, ta cần xác định được mục tiêu thúc đẩy từng nhóm, từng cá nhân để có tác động phù hợp, đủ liều lượng, đúng lúc, đem lại kết quả như mong muốn.

Đãi ngộ được thể hiện qua hai hình thức là đãi ngộ vật chất và đãi ngộ tinh thần.

1. Đãi ngộ vật chất

Đãi ngộ vật chất là một động lực quan trọng thức đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc được giao.

Tiền lương

Về phía người lao động tiền lương thể hiện tài năng, địa vị và sự đánh giá của cơ quan và xã hội về công lao đóng góp cho tập thể của họ.Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động phù hợp với quan hệ trong nền kinh tế thị trường.

Có 3 hình thức trả lương chủ yếu:

+ Trả lương theo thời gian: Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương của một đơn vị thời gian( giờ, ngày, tuần, tháng).

Ưu điểm cơ bản của hình thức trả lương theo thời gian là đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với những công việc mà ở đó không định mức được hoặc không nên định mức

Nhược điểm cơ bản của hình thức trả lương này là làm suy yếu vai trò đòn bảy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian có thể được khắc phục bằng chế độ thưởng. Do vậy, trả lương theo thời gian có thể được thực hiện theo 2 chế độ:

- Trả lương theo thời gian đơn giản: theo số ngày ( hoặc giờ) làm việc thực tế và mức tiền lương ngày ( hoặc giờ) của công việc.

- Trả lương theo thời gian có thưởng: gồm tiền lương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng. Tiền thưởng có thể tính cho tất cả các sản phẩm được sản xuất, cũng có thể được tính cho số sản phẩm vượt mức hoặc cho mức độ thực hiện công việc xuất sắc.

+ Trả lương theo sản phẩm: Là việc trả lương không dựa vào thời gian làm việc mà dựa vào kết quả làm ra trong thời gian đó.Số tiền công phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá tiền công cho một đơn vị sản phẩm.

Công thức: TC =ĐG *Qtt. Trong đó: - TC là tiền công - ĐG là đơn giá.

- Qtt là số lượng sản phẩm thực tế.

Hình thức này có mục tiêu khuyến khích tăng năng suất lao động vì lượng tiền công mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm của họ. Áp dụng với những công việc có dây truyền sản xuất được đảm bảo liên tục, các công việc có thể định mức được, có tính lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao,

năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của người lao động và việc tăng năng suất này không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

+ Trả lương theo năng lực nhân viên: Công ty trả lương cho nhân viên dựa trên mức độ thành thạo về kĩ năng kiến thức chứ không phải dựa trên chức danh công việc. Theo hình thức trả lương này mỗi nhân viên có thêm những chứng chỉ học vấn hoặc có những bằng cấp nâng cao trình độ lành nghề cần thiết cho công việc, họ đều được tăng lương. Điều này khuyến khích người lao động nâng cao được trình độ lành nghề.

Tiền thưởng

Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường là vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động. Tiền thưởng còn là một kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng thường gồm hai dạng là: thưởng đột xuất và thưởng định kỳ. Thưởng định kỳ thường vào cuối năm hoặc cuối quý, còn thưởng đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như hoàn thành dự án công việc trước thời hạn, các sáng kiến cải tiến có giá trị…có thể áp dụng với tất cả nhân viên trong công ty hoặc với một số cá nhân có những thành tựu và cống hiến đáng kể.

Tiền thường gồm hai dạng trên, ngoài ra có rất nhiều loại như: Thưởng năng suất, chất lượng; thưởng tiết kiệm; thưởng sáng kiến; thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp…Xuất phát từ nhiều loại thưởng như vậy nên cũng có nhiều cách tính tiền thưởng. Thông thường là được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với phần lợi ích mà nhân viên mang lại cho công ty hay theo tỷ lệ phần trăm lương cơ bản, cũng có khi được ấn định trước để kích thích mọi người làm việc cố gắng hơn. Bên cạnh hình thức thưởng bằng tiền, doanh nghiệp có thể trả dưới dạng vật chất như quà tặng vé du lịch hay một kỳ nghỉ phép…Tiền thưởng cũng là một hình thức rất hữu hiệu góp phần tạo động lực cho người lao động. Nó là một trong các công cụ đãi ngộ quan trọng, có tác dụng cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên, cho họ thấy sự ưu đãi mà doanh nghiệp đã dành cho họ.

Phụ cấp

Là khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động do việc họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong những điều kiện ít an toàn, khó khăn hay không ổn định. Phụ cấp là để bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động và tạo ra sự công bằng giữa những người trong doanh nghiệp, góp phần phục vụ hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Trên thực tế có rất nhiều hình thức phụ cấp như: phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động…

Phúc lợi:

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được chi trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống cho người lao động. Là các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan tới sức khỏe, sự an toàn và các phúc lợi khác cho người lao động. Phúc lợi gồm:

+ Phúc lợi bắt buộc: Là các khoản phúc lợi tối thiểu mà doanh nghiệp đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Việt Nam chúng ta hiện nay thì phúc lợi gồm có 5 chế độ bảo hiểm phúc lợi đó là trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí và tử tuất.

+ Phúc lợi tự nguyện: Là các loại phúc lợi do Doanh Nghiệp đưa ra, nó tùy thuộc vào khả năng kinh tế và sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp.

Mục tiêu của chương trình phúc lợi là duy trì và nâng cao năng suất lao động, thực hiện chức năng xã hội, duy trì mức sống vật chất và tinh thần với người lao động.

2. Đãi ngộ tinh thần

Người lao động trong doanh nghiệp không chỉ có động lực duy nhất làm việc là để kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, họ còn có những giá trị khác để theo đuổi. Chính vì vậy để tạo ra và khai thác đầy đủ động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc thì cần phải có những biện pháp đãi ngộ tinh thần kết hợp với đãi ngộ vật chất. Sử dụng hợp lí các hình thức đãi ngộ để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người lao động. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì động lực làm việc của họ lại chủ yếu xem xét dựa trên các yếu tố tinh thần mà công ty mang lại cho họ. Đãi ngộ tinh thần bao gồm hai yếu tố là các yếu tố thuộc nội dung công việc và môi trường làm việc.

Nội dung công việc: Công việc là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động, gồm: sự phù hợp với trình độ chuyên môn; không nhàm chán, trùng lặp; không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng; mức độ hấp dẫn của công việc, mức độ thách thức của công việc, yêu cầu về trách nhiệm khi thực hiện công việc, tính ổn định của công việc, cơ hội thăng tiến, đề bạt hoặc tạo cơ hội học tập phát triển…Nội dung công việc có tác dụng rất lớn trong việc tạo động lực cho người lao động. Nếu người lao động đảm nhiệm một công việc yêu cầu thấp hơn so với khả năng của mình thì sẽ dẫn đến lãng phí giá trị sức lao động, người lao động sẽ coi thường công việc, không có hứng thú làm việc. Và ngược lại, nếu yêu cầu của công việc đề ra quá cao so với khả năng của người lao động sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, người lao động phải nhoài mình ra hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí có thể không đạt được kết quả như mong đợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường làm việc: Môi trường làm việc là nơi người lao động gắn bó trong suốt thời gian làm việc, nơi diễn ra quá trình thực hiện công việc của người lao động, bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của tổ chức, không gian làm việc và văn hóa tổ chức…Môi trường làm việc tốt góp phần không nhỉ vào việc tạo động lực cho người lao động, bởi vì người lao động hiện nay tìm một nơi làm việc không chỉ dựa trên tiêu chuẩn về các chính sách nhân lực như tiền lương, tiền có tạo nên sự thích thú và hăng say làm việc cho họ hay không? Vì thế, một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật là một môi trường làm thưởng, phúc lợi nữa, mà họ còn xem xét đến cả môi trường làm việc. Môi trường đó việc lý tưởng mà người lao động luôn muốn làm việc lâu dài tại đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 (Trang 33)