PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐẤT

Một phần của tài liệu Giáo trình VẬT LÝ ĐẤT (Trang 42)

Nguyên tắc chung của các phương pháp phân tích kết cấu đất là sử dụng bộ rây có các kích thước khác nhau để tách các cấp hạt kết khác nhau và tính tỷ lệ của chúng trong đất.

Hiện nay phổ biến đang sử dụng 2 phương pháp: Phương pháp rây khô và phương pháp rây ướt.

- Phương pháp rây khô :

Mẫu đất được lấy đảm bảo trạng thái tự nhiên (tránh làm vỡ), về phơi khô không khí và loại bỏ cành, lá, rễ, sỏi, đá... và được rây qua bộ rây có đường kính từ 0,25 mm đến 10 mm.

Tất cả hạt kết còn lại từng kích thước rây được đem cân trên cân kỹ thuật và tính ra tỷ lệ phần trăm theo khối lượng mẫu phân tích

Tính kết quả: % hạt kết =

C

M.100- K

Trong đó: M: Khối lượng đất nằm trên rây (g) K: Hệ số đất khô kiệt

C: Khối lượng đất đem phân tích (g)

hành rây trong nước. Những hạt kết có độ bền vững kém sẽ bị phá vỡ thành những hạt nhỏ hơn. Hạt kết còn lại trên từng cấp rây, được đem sấy khô và cân trên cân phân tích và tính ra tỷ lệ phần trăm.

Câu hi ôn tp:

1 Tỷ diện đất tà gì?

2. Trình bày nguyên tắc xác định tỷ diện đất?

3. Kết câu đất là gì?

4. Nên vai giò của kết câu đất?

5. Trình bày trạng thái tồn tại của kết câu đất? 6. Trình bày quá trình hình thành kết câu đất? 7. Phân tích các yêu tô hình thành kết câu đất? 8. Nên các yêu nhàm đất mặt kết câu?

Chương 3

NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN VÀ CƠ LÝ CỦA ĐẤT

Độ phì đất được các nhà khoa học định nghĩa là: Khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố khác cần thiết cho cây trong một thời gian sinh trưởng. Dựa vào định nghĩa này ta thấy rõ được vai trò quan trọng của tính chất vật lý và cơ học của đất.

Những tính chất này, đặc biệt là dung trọng, tỷ trọng, độ xốp là những chỉ tiêu phản ánh chế độ nước, chế độ không khí, chế độ nhiệt độ đất. Nước và không khí trong bất tồn tại với số lượng nhiều hay ít, tỷ lệ phù hợp hay không, ngoài ảnh hưởng của nguồn cung cấp nước như mưa, tưới thì độ xốp của đất, tỷ lệ giữa khe hở mao quản và phi mao quản có vai trò rất quyết định. Do có ảnh hưởng đến chế độ nước và chế độ không khí đất, nên tính chất vật lý và cơ học đất cũng chi phối sự phân bố các loại vi sinh vật đất như vi sinh vật yếm khí, háo khí và từ đó quy định các quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây.

Nghiên cứu các tính chất vật lý như: Dung trọng, tỷ trọng, độ xốp còn là cơ sở cho việc thực thi các biện pháp kỹ thuật khác như việc tính toán lượng nước tưới, lượng phân bón, lượng vôi bón cải tạo đất...

Nghiên cứu về các tính chất cơ lý đất như tính dính, tính dẻo, tính trương eo làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ làm đất hợp lý như: Xác định thời gian làm đất, số lần làm đất và năng lượng cần thiết cho làm đất. Ngoài ra nắm được tính trương co của đất sẽ giúp cho việc hạn chế tác hại của trương co tới sự sinh trưởng của rễ cây, khả năng mất nước và chất dinh dưỡng do rửa trôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình VẬT LÝ ĐẤT (Trang 42)