NHỮNG PHƯƠNG PHÁP LÀM CẢI THIỆN KẾT CẤU ĐẤT

Một phần của tài liệu Giáo trình VẬT LÝ ĐẤT (Trang 41)

Có rất nhiều phương pháp làm cải thiện kết cấu đất dưới đây là những phương pháp chủ yếu:

2.9.1. Làm giàu chất hữu cơ cho đất

Việc bón các loại phân hữu cơ cho đất như: Phân chuồng, phân xanh, than bùn và các loại phân địa phương khác có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cải thiện kết cấu đất. Về vấn đề này đã được giải thích ở phần 2.8.

2.9.2. Tác động bởi thực vật

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy độ bền trong nước của đoàn lạp tỷ lệ thuận với đặc tính và khối lượng của hệ rễ thực vật, đặc biệt là đối với các loại cây họ đậu. Vấn đề quyết định là phải nâng cao năng suất của các loại thực vật này để có nhiều rễ và xác của chúng tác động lên độ phì nhiêu của đất nói chung và cải thiện kết cấu đất nói riêng.

2.9.3. Thực hiện chế độ canh tác hợp lý

Làm đất đúng thời điểm phù hợp và không quá kỹ, bón phân hữu cơ, bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ, giữ ẩm thích hợp v..v. là một trong những biện pháp làm tăng cường kết cấu đất.

2.9.4. Bón vôi

Bón vôi cho đất chua và bón thạch cao cho đất mặn là biện pháp không chỉ khử độc cho đất mà còn làm tăng cường kết cấu đất.

2.9.5. Sử dụng những hợp chất cao phân tử

Việc tìm kiếm những phương pháp làm cấu trúc hoá cho đất bằng con đường nhân tạo, hiện đại, nhanh và hiệu lực là mối quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học thổ nhưỡng của nhiều nước trên thế giới.

Từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay, để làm cấu trúc hoá cho đất người ta dùng những hợp chất cao phân tử: Chất trùng hợp (polyme) và chất trùng hợp (isopolyme), chúng được gọi là Crylium. Crylium cơ bản là một dẫn xuất của ba axit hữu cơ: Axit acrynic, metacrynic và maleinic. Công thức của chúng như sau:

- Axit acrynic: CH2 = CH - COOH Axit metacrynic: CH2 = c (cH3) - cooH - Axit maleinic : COOH - CH = CH - COOH Phổ biến hiện nay có các loại sau:

- VAMA.CRD 186 (Vinylacetatemaleic acid) của Mỹ: Có dạng bột màu trắng, khi hòa tán trong nước có trạng thái hồ dính, pH= 3.

- HPAN.CRD 1 89 (Hyđrolyze polyacrylonitrile) của Mỹ: Dạng bột màu vàng, hút ẩm mạnh, dễ tan trong nước, pH = 9,2.

- Aerotif của Mỹ: Dễ tan trong nước, pH = 8,5 - 9,4. - P.A.A của Nga.

Viện Thổ nhưỡng Nam Kinh (Trung Quốc) đã thí nghiệm bón chất P.A.A cho đất nâu vàng và thu được kết quả rất rõ: Nếu bón với liều lượng 0,01 % so với trọng lượng đất tầng canh tác thì hàm lượng hạt kết kích thước >0,25 mui bền trong nước đạt 30,1 %. Nếu bón liều lượng 0,1 % thì đạt tới 82,9 % so với công thức đối chứng chung là 19,8 %.

Việc ứng dụng hợp chất cao phân tử để cải thiện kết cấu đất là rất khả quan, nhưng do giá thành cao nên hiện nay ít áp dụng. Tuy nhiên, ở một số nước tiên tiến, người ta sử dụng chất này khá phổ biến cho đất trồng các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, hoặc dùng cho cải tạo đất mặn và đặc biệt sử dụng bón cho đất dốc để hạn chế xói mòn.

Với sự phát triển nhanh và mạnh của ngành hóa học cao phân tử, giá thành các chất này chắc chắn sẽ giảm dần và sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình VẬT LÝ ĐẤT (Trang 41)