Phương pháp dạy các loại kiến thức hình thái học

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP DAY HOC SINH HOC (Trang 70)

- Khái niệm sinh lí tiêu hóa Khái niệm sinh lí tuần hoàn

2.3.1.Phương pháp dạy các loại kiến thức hình thái học

a. Những yêu cầu cần đạt khi dạy kiến thức hình thái học

Kiến thức hình thái bào gồm: Hình dạng, màu sắc của cơ thể động vật

- Cần chú ý hình thành ở HS những dấu hiệu đặc trưng về hình thái của động vật liên quan tới vị trí phân loại của các ngành, lớp. Do vậy. khi mô tả các đại diện thì phải chú ý tới đặc điểm chung bên cạnh đặc điểm riêng của từng cá thể.

- Cần phân tích các đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài trong mối quan hệ giữa hình thái, cấu tạo với chức năng và hoạt động sống của động vật thích nghi với môi trường.

- Cần chú ý rèn luyện kĩ năng hình thái học: Quan sát, mô tả, sử dụng các phương tiện như kính lúp, KHV, dụng cụ mổ.

b. Phương pháp dạy

Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành quan sát, nhất là quan sát mẫu vật trong môi trường sống để nghiên cứu các đặc điểm hình thái trong mối quan hệ với chức năng sinh lí và gắn với môi trường. Kết hợp với việc quan sát qua tranh vẽ, mô hình, phim,..

Sau khi quan sát cần hướng dẫn HS mô tả các đặc điểm hình thái và giải thích ý nghĩa thích nghi của nó. Cần định hướng cách quan sát và mô tả những đặc điểm quan trọng, nổi bật của đối tượng. Những đối tượng phức tạp thì có thể giao cho các nhóm tiến hành ở nhà và nộp tường trình, báo cáo trên lớp.

Tiếp theo là GV tổng hợp các ý kiến mô tả của HS để khái quát và đưa ra kết luận.

- Những đặc điểm cấu tạo đặc trưng cho từng nhóm động vật

- Những đặc điểm cấu tạo đặc trưng cho từng cơ quan và hệ cơ quan - Những đặc điểm cấu tạo thể hiện mối quan hệ với chức năng

- Những đặc điểm cấu tạo thể hiện sự tiến hóa và thích nghi với môi trường sống của động vật

- Các mốc quan trọng trong sự xuất hiện các cơ quan và hê cơ quan mới. Cần chú ý phát triển các kĩ năng như: Sử dụng dao, kéo, kẹp và mổ động vật.

b. Phương pháp

Vận dụng phương pháp trực quan hoặc thực hành tùy trường hợp cụ thể và kết hợp với thảo luận nhóm và câu hỏi đàm thoại tìm tòi, nghiên cứu.

Phương pháp trực quan: kiểu quan sát – tìm tòi, nghiên cứu. PTTQ là nguồn thông tin dẫn tới tri thức mới. GV cần chuẩn bị các đồ dùng trực quan như: Tranh, hình ảnh, mô hình, phim,… và định hướng, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho HS quan sát. SH quan sát, nghiên cứu và tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, hướng tiến hóa của cơ quan đó.

c. Ví dụ:

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP DAY HOC SINH HOC (Trang 70)