Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP DAY HOC SINH HOC (Trang 55)

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

b. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Hoạt động nhóm là một hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm học sinh (HS) cùng nhau thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ học tập do giáo viên(GV) nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

Học tập theo nhóm là HS học bằng cách làm (Learning by doing) chứ không phải học bằng cách nghe giáo viên giảng (Learning by listening).

Đây là một hình thức dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của HS, đặt HS ở vị trí trung tâm của quá trình dạy – học. Bởi hình thức học tập này đòi hỏi sự tham gia đóng góp trực tiếp và tích cực của HS vào quá trình học tập và sẽ tạo nên môi trường giao tiếp, hợp tác giữa trò  trò và thầy  trò, khác hẳn với hình thức dạy học truyền thống chỉ có sự đối thoại giữa thầy và trò thậm chí một chiều thầy  trò.

Nhóm được thiết kế (Desiging Group Work) theo các bước sau: * Xác định mục tiêu:

Để thiết kế nhóm, điều quan trọng trước tiên GV cần thiết kế được chủ đề, nội dung bài tập nhóm dễ hiểu, rõ ràng và định ra những mục tiêu có thể đạt được. Điều đó sẽ giúp GV xác định được nhóm được thành lập là bao nhiêu thành viên, là nhóm cố định hay nhóm tạm thời.

* Chọn các thành viên:

Nhóm có thể được hình thành bởi sự lựa chọn ngẫu nhiên, GV có thể quyết định kích cỡ và số lượng các thành viên của nhóm. Việc thiết lập được một nhóm thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm là rất quan trọng. Vì vậy, khi lựa chọn các thành viên và phân chia nhóm GV cần chú ý:

+ Các thành viên hiểu nhau, hợp nhau sẽ làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn.

+ Các thành viên trong nhóm phải đa dạng về thành phần (tốt nhất là cả nam lẫn nữ), về kĩ năng (họ sẽ bổ sung cho nhau), về trình độ (giỏi, khá, trung bình). Nên thường xuyên thay đổi, luân chuyển các thành viên để họ có cơ hội tiếp xúc, học hỏi, khám phá lẫn nhau.

+ Tuỳ theo nội dung thảo luận mà lựa chọn số lượng thành viên cho phù hợp, nhưng không quá đông (≤ 7) tránh tình trạng chây lười, thụ động của một số học sinh.

+ Cần phải chọn ra một thành viên làm “người điều khiển” chung cho nhóm. Người điều khiển phải được nhóm tín nhiệm, có năng lực quản lí và có kiến thức tốt.

+ Đồng thời với việc lựa chọn thành viên GV phải phân nhiệm vụ cho từng thành viên phù hợp với năng lực của họ, nhiệm vụ càng cụ thể càng tốt.

Bước 2. Giao bài tập, nhiệm vụ.

Bước 3. Thảo luận giữa các thành viên trong nhóm HS – HS Bước 4. Thảo luận chung cả lớp Nhóm ↔Nhóm

Bước 5. GV tổng kết đánh giá kết luận Nghiên cứu thêm ở (SGK) trang 82

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP DAY HOC SINH HOC (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w