- Các dòng sông còn giữ vai trò điều hòa thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm , lượng mưa…) trong một
3) Những yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn (cường độ) của lũ:
độ lớn (cường độ) của lũ:
•Độ thấm lọc của các loại vật liệu và
đất bề mặt: Mỗi loại đất đá đều có độ xốp và độ thấm lọc khác nhau. Đất có độ xốp và độ thấm cao sẽ cho phép một lượng nước lớn thấm lọc thật nhanh xuống sâu. Nếu đất đá ít thấm thì tỷ lệ thấm lọc thấp, tỷ lệ nước chảy trên bề mặt gia tăng.
* Địa hình: địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ của lượng nước bề mặt. Khi triền có độ dốc cao nước chảy tràn trên bề mặt gia tăng và chỉ có một lượng nước thật nhỏ ngấm xuống. Do yếu tố địa hình, ta thấy lũ ở khu vực thượng lưu và hạ lưu sông cũng có những
LŨ Ở THƯỢNG LƯU SÔNG
- Chỉ xảy ra trong một khu vực khoảng năm mười kilomet dọc theo một dòng suối hay các sông nhỏ ở khu vực đồi núi cao.
- Thời gian xảy ra rất nhanh chóng.
- Nguyên nhân: do các cơn mưa to khu vực thượng lưu sông, hay do sự vỡ đập của hồ chứa nước
- Lượng nước quá lớn đổ ập xuống sông gây nên hiện tượng tràn bờ, nhưng sau đó nhanh chóng rút xuống hạ lưu.
- Gradient dòng chảy rất cao, lưu tốc dòng chảy lớn.
- Hậu quả: do sức chảy mãnh liệt nên lũ có thể cuốn trôi nhà cửa, làm sạt lở đường sá, hư hại các công trình xây dựng, gây thiệt hại về nhân mạng nhiều hơn lũ ở hạ lưu sông.
LŨ Ở HẠ LƯU SÔNG
- Xảy ra ở một phạm vi tương đối rộng: ở khu vực một dòng sông hay khắp khu vực châu thổ của hệ thống sông.
- Thời gian xảy ra dài hơn lũ ở thượng nguồn.
- Nguyên nhân: có thể là do hậu quả cuả những trận mưa to kéo là nhiều ngày trong một khu vực rộng lớn, đôi khi là do tuyết tan hay do sự kết hợp giữa mưa và tuyết tan.
- Lượng nước lớn trải trên một diện tích rộng do các sông bị nghẽn đầy nước.
- Gradient dòng chảy rất thấp, lưu tốc dòng chảy thấp.
- Hậu quả: làm chìm ngập một khu vực rộng lớn, gây hư hại nền móng công trình, ngập úng các khu vực canh tác, gây thiệt hại về nhân mạng ít hơn lũ ở
* Thảm thực vật cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lũ:
- Cây cỏ tạo ra rào cản đối với nước chảy tràn làm chậm sự di chuyển của nước, làm giảm tỷ lệ nước đổ vào sông suối.
- Rễ cây làm cho đất tơi xốp, gia tăng độ thấm làm tỷ lệ nước thấm lọc tăng lên, từ đó làm giảm tỷ lệ nước bề mặt.
-Cây cỏ cũng hấp thu một lượng nước lớn cần cho sự tăng trưởng. Đó cũng là một trong những yếu tố làm giảm lượng nước đáng kể đổ vào sông suối sau trận mưa to.
•Việc khai phá đồng lũ và quá trình đô thị
hóa.
* Các yếu tố cân bằng khác: lũ lụt to ở một
số khu vực tùy theo mùa hay là hậu quả của sự thay đổi thời tiết.