Chương 4: XÂY DỰNG LỚP ĐỐI TƯỢNG
4.1.2 Tham số của phương thức
Trong các ngôn ngữ lập trình thì tham số và đối mục được xem là như nhau, cũng tương tự khi đang nói về ngôn ngữ hướng đối tượng thì ta gọi một hàm là một phương thức hay hành vi. Tất cả các tên này điều tương đồng với nhau.
Một phương thức có thể lấy bất kỳ số lượng tham số nào, Các tham số này theo sau bởi tên của phương thức và được bao bọc bên trong dấu ngoặc tròn (). Mỗi tham số phải khai báo kèm với kiểu dữ liệu. ví dụ ta có một khai báo định nghĩa một phương thức có tên là Method, phương thức không trả về giá trị nào cả (khai báo giá trị trả về là void), và có hai tham số là một kiểu int và button:
void Method( int param1, button param2) {
//... }
Bên trong thân của phương thức, các tham số này được xem như những biến cục bộ, giống như là ta khai báo biến bên trong phương thức và khởi tạo giá trị bằng giá trị của tham số truyền vào. Ví dụ 4.2 minh họa việc truyền tham số vào một phương thức, trong trường hợp này thì hai tham số của kiểu là int và float.
Ví dụ 4.2: Truyền tham số cho phương thức.
--- using System;
public class Class1 {
public void SomeMethod(int p1, float p2) {
Console.WriteLine(“Ham nhan duoc hai tham so: {0} va {1}”, p1,p2);
} }
public class Tester {
static void Main() {
float var2 = 10.5f;
Class1 c = new Class1(); c.SomeMethod( var1, var2 ); }
}
--- Kết quả:
Ham nhan duoc hai tham so: 5 va 10.5
---
Phương thức SomeMethod sẽ lấy hai tham số int và float rồi hiển thị chúng ta màn hình bằng việc dùng hàm Console.WriteLine(). Những tham số này có tên là p1 và p2 được xem như là biến cục bộ bên trong của phương thức.
Trong phương thức gọi Main, có hai biến cục bộ được tạo ra là var1 và var2. Khi hai biến này được truyền cho phương thức SomeMethod thì chúng được ánh xạ thành hai tham số p1 và p2 theo thứ tự danh sách biến đưa vào.