Chương 3: NỀN TẢNG NGÔN NGỮ C#
3.5.1 Phân nhánh không có điều kiện
Phân nhánh không có điều kiện có thể tạo ra bằng hai cách: gọi một hàm và dùng từ khoá phân nhánh không điều kiện.
Gọi hàm
Khi trình biên dịch xử lý đến tên của một hàm, thì sẽ ngưng thực hiện hàm hiện thời mà bắt đầu phân nhánh dể tạo một gọi hàm mới. Sau khi hàm vừa tạo thực hiện xong và trả về một giá trị thì trình biên dịch sẽ tiếp tục thực hiện dòng lệnh tiếp sau của hàm ban đầu. ví dụ 3.6 minh họa cho việc phân nhánh khi gọi hàm.
Ví dụ 3.6: Gọi một hàm. --- using System; class GoiHam {
static void Main() {
Console.WriteLine( “Ham Main chuan bi goi ham Func()...” ); Func();
Console.WriteLine( “Tro lai ham Main()” ); }
static void Func() {
Console.WriteLine( “---->Toi la ham Func()...”); }
}
--- Kết quả:
Ham Main chuan bi goi ham Func()...
---
Luồng chương trình thực hiện bắt đầu từ hàm Main xử lý đến dòng lệnh Func(), lệnh Func() thường được gọi là một lời gọi hàm. Tại điểm này luồng chương trình sẽ rẽ nhánh để thực hiện hàm vừa gọi. Sau khi thực hiện xong hàm Func, thì chương trình quay lại hàm Main và thực hiện câu lệnh ngay sau câu lệnh gọi hàm Func.
Từ khoá phân nhánh không điều kiện
Để thực hiện phân nhánh ta gọi một trong các từ khóa sau: goto, break, continue, return, statementthrow. Việc trình bày các từ khóa phân
nhánh không điều kiện này sẽ được đề cập trong chương tiếp theo. Trong phần này chỉ đề cập chung không đi vào chi tiết.