Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà Nội. Thực trang và giải pháp phát triển (Trang 39)

Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu của tổng công ty là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả nhập khẩu trong tổng công ty. Một số nghiệp vụ kinh doanh còn yếu trong kinh doanh nhập khẩu của tổng công ty cần phải hoàn thiện thêm như:

2.3.3.1.Xác định giá cả hợp lý:

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh của công ty. Mức giá đặt ra phải thu hút được khách hàng đồng thời thu được lợi nhuận cho tổng công ty, để có được như vậy công ty phải có chính sách gia hợp lý. Tổng công ty cần phải hạch toán, tính toán chính xác những chi phí bỏ ra, đồng thời phải xác định chất lượng của mặt hàng để từ đó định giá phù hợp. Xem xét sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống trong nước, nhu cầu mặt hàng này của khách hàng ra sao và tính đến yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng này.

Việc định giá là rất quan trọng ở chỗ : nếu doanh nghiệp định giá quá cao thì không thu hút đựoc khách hàng nếu thấp doanh nghiệp sẽ mất đi lợi nhuận từ đó công ty sẽ không thể đứng vững trên thị trường. Vì vậy tổng công ty cần phải nghiên cứu kỹ tình hình thực tế việc kinh doanh của mình và phải xây dựng chính sách phù hợp cho từng thời kỳ từng giai đoạn phát triển trong tổng công ty.

2.3.3.2.Ký kết hợp đồng nhập khẩu.

Trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu, tổng công ty cần phải có những người có kiến thức tổng hợp về nhập khẩu trong khi đó công ty chỉ có một số cán bộ là làm tốt công việc này, ngoài ra các cán bộ công nhân viên phải có cả kiến thức khoa học xã hội vì vậy nhà kinh doanh càan phải nắm được trang bị về kỹ thuật ngoại thương.

Đây là khâu quan trọng trong quá trình nhập khẩu, nếu thực hiện không tốt sẽ gây chi phí rất lớn về chi phí bốc dỡ, chi phí lưư kho lưu bãi, chi phí hư hỏng hàng hoá.

Công ty cần giao nhận chính xác và nhanh chóng tránh tình trạng là hàng đã về đến cảng mà không có người dời hàng về công ty, hơn nữa việc giao nhận phải tiến hành đầy đủ thủ tục để nhận lô hàng tránh bị phạt tiền chậm trễ về tàu và tiền lưu kho, và chịu mọi phí tổn do rủi ro phát sinh.

Trong khi nhận hàng thì nhân viên phải theo sát hàng, cập nhật số liệu hàng ngày, hàng giờ, kịp thời phát hiện những sai sót để xử lý kịp thời. Tổng công ty phải thuê một doanh nghiệp có uy tín để giám định và đối chiếu hàng hoá, đối chiếu với hợp đồng.

Nếu giao hàng không đúng phải yêu cầu có chữ ký của người phụ trách hàng hoá của người xuất khâủ.

2.3.4.Tạo vốn và hoạt động vốn có hiệu quả.

Vốn trong tổng công ty chủ yếu là sử dụng vốn lưu động để kinh doanh, nếu không đủ vốn tổng công ty sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong việc kinh doanh đó.

Thực tế trong tổng công ty nguồn vốn lưu động hạn chế vì vậy làm giảm hiệu quả của kinh doanh, tạo ra sự bất lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Tối thiểu hoá chi phí cũng là một biện pháp làm giảm đi một phần để sử dụng vào vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Lợi nhuận là sự sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại . Việc sử dụng vốn có hiệu quả cũng là một trong những chiến lược kinh doanh của tổng công ty, chiến lược này chỉ rõ đồng vốn được phân bổ vào đâu là có hiệu quả __________________________________________________________________

kinh doanh nhất nó tối thiểu hoá các mối đe doạ và các rủi ro trong hoạt động khai thác sử dụng vốn. Doanh nghiệp chủ yếu là sử dụng nguồn vốn lưu động cho nên viẹc kế hoạch lại càng trở lên bức thiết hơn

Để tạo được vốn thì công ty cần nghiên cứu cách giảm chi phí tối thiểu nhất. Chi phí trong kinh doanh nhập khẩu bao gồm :

-Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. -Chi phí kho bãi, bốc dỡ bảo quản khi hàng cập bến.

-Chi phí vận chuyển. -Chi phí bán hàng.

-Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nếu tất cả các chi phí này mà không kiểm soát một cách chặt chẽ thì nó sẽ đẩy lên cao từ đó sẽ đẩy giá bán các mặt hàng lên và hàng không thể bán được hoặc bán được hàng nhưng lợi nhuận bị âm. Từ đó để tối thiểu chi phí cần thực hiện những biện pháp như sau:

-Kiểm nhận hàng hoá đúng khi hàng cập bến.

-Chuẩn bị kỹ các hợp đồng, giấy tờ điều khoản liên quan đến cuộc đàm phán ký kết.

-Phải đầu tư vào chi phí đúng mục tiêu không gây tràn lan lãng phí.

Một phần của tài liệu Nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà Nội. Thực trang và giải pháp phát triển (Trang 39)