Những khó khăn trong quá trình nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà Nội. Thực trang và giải pháp phát triển (Trang 32)

-Khó khăn về thị trường trong và ngoài nước:

Trước hết là khó khăn về thị trường trong nước. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, tổng công ty gặp phải những sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh giữa các đơn vị công ty nhà nước với nhau mà còn là các thành phần

kinh tế khác tham gia vào hoạt động ngoại thương. Rõ ràng, tổng công ty không những phải cạnh tranh với các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng tương tự mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng đó. Chẳng hạn đối với mặt hàng vật liệu xây dựng thì hiện nay ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ xây dựng, Bộ quốc phòng đang ngày càng phát triển lớn mạnh. Họ cũng tiến hành các hoạt động kinh doanh nhập khẩu đối với mặt hàng này ví dụ như : Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX, công ty xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng..

Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, số lượng hàng hoá rất nhiều phong phú và đa dạng về chủng loại. Do vậy ít có tình trạng khan hiếm hàng hoá, vì ngay lập tức hàng hoá sẽ được sản xuất và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ nhập hàng về lấp đầy những khan hiếm đó. Tuy nhiên, không phải nhu cầu đã hết thì hàng hoá dư thừa trên thị trường mà thực ra nhu cầu vẫn còn nhưng nó chỉ có thể gặp được hàng hoá ở giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Do đó, yêu cầu tổng công ty nhập hàng về phải bảo đảm bán được với giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Đây là một vấn đề hết sức nan giải vơi tổng công ty trong thời gian qua, ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của tổng công ty. Vì vậy, cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này.

Thị trường nước ngoại của công ty chủ yếu là các nước lân cận trong khu vực. Trong khi giá cả thị trường nước ngoài có nhiều biến động thì ở thị trường trong nước, giá cả nhiều mặt hàng không có sự biến động thậm chí còn giảm đi do nguồn hàng nhập về nhiều. Vì thế vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tổng công ty.

-Về chính sách của nhà nước:

Hiện nay, công tác nhập khẩu của công ty đang gặp phải những khó khăn từ phía nhà nước về quan điểm, phương hướng và chính sách. Quan điểm của nhà nước là: khuyến khích cho hoạt động xuất khẩu để phát huy vai trò hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời, hạn chế hoạt động nhập khẩu, trong đó chỉ cho phép nhập khẩu những hàng hoá có tính chất thiết yếu với hoạt động của nền kinh tế. Cụ thể là:

Đối với những loại vật tư hàng hoá được đáp ứng chủ yếu từ nguồn sản xuất trong nước như thép xây dựng, xi măng các loại, giấy viết...được nhập theo nguyên tắc : chỉ nhập phần vật tư hàng hoá, bao gồm chủng loại quy cách trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ nhu cầu, Như vậy, mặt hàng thép xây dựng mà tổng công ty nhập về sẽ bị hạn chế về chủng loại.

Đối với mặt hàng tiêu dùng, nhập khẩu theo hướng hạn chế tiêu dùng chưa thật cần thiết và mặt hàng trong nước đã sản xuất được chẳng hạn quạt điện là mặt hàng tổng công ty đang kinh doanh cũng sẽ bị hạn chế về số lượng nhập khẩu.

-Chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại:

Trong những năm gần đây, có sự đổ bể của nhiều doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn lớn của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy, chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước đã đề ra một loạt chính sách thắt chặt tín dụng và hạn chế cho vay. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã có những biện pháp hạn chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhập hàng trả chậm như tổng công ty thương mại Hà Nội

Những khó khăn trên là khó khăn khách quan đối với hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà Nội. Thực trang và giải pháp phát triển (Trang 32)