Sau quá trình khảo sát phổ gamma hàng không, các bản đồ trường bắt buộc phải thành lập bao gồm:
- Bản đồ cường độ phóng xạ gamma. - Bản đồ hàm lượng Uran.
- Bản đồ hàm lượng Thôri. - Bản đồ hàm lượng Kali.
Ngoài các bản đồ trường kể trên, thì bắt buộc phải thành lập đối với tài liệu phổ gamma hàng không đó là bản đồ phân bố các dị thường phổ gamma (dị thường đơn).
3 Theo Võ Thanh Quỳnh, Nguyễn Xuân Ngoan, Vũ Tuấn Hùng (2002), Thành lập bộ chương trình xử lý tài liệu địa vật lý máy bay
32
Để thành lập bản đồ này, sau khi phân chia dị thường, xác định các thông số phóng xạ của chúng trực tiếp trên các đồ thị trường, sau đó tiến hành phân loại dị thường.
Hiện nay, người ta sử dụng phương pháp “mã hóa và phân loại dị thường” để tiến hành phân loại các dị thường phổ gamma hàng không theo các nhóm bản chất phóng xạ khác nhau. Các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm: ∆J, T(1/2), ∆Th/∆U , ∆U/∆K, F, Ji (i=U,Th,K). trong mỗi chỉ tiêu gồm các mức khác nhau tương ứng với các khoảng giá trị đặc trưng được mã hóa bằng chữ cái hoặc số, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu thứ nhất đặc trưng cho tham số độ rộng của nửa biên độ dị thường T(1/2) gồm 3 mức mã hóa bằng các chữ cái A, B, C.
Bảng 2.2: Các mức mã hóa theo T(1/2)
STT Mức mã hóa Giá trị tương ứng của T(1/2)
1 A T(1/2) < 150m
2 B 150m ≤ T(1/2) ≤ 300m
3 C T(1/2) > 300m
Chỉ tiêu thứ 2 đặc trưng cho gia số trên phông cường độ phóng xạ gamma ∆J gồm 3 mức mã hóa bằng các chữ cái A, B, C:
Bảng 2.3: Các mức mã hóa theo ∆J
STT Mức mã hóa Giá trị tương ứng của ∆J
1 A ∆J < 2µR/h
2 B 2µR/h ≤ ∆J ≤ 5µR/h
3 C ∆J > 5µR/h
Chỉ tiêu thứ 3 đặc trưng cho cường độ bức xạ U, Th, K trong kênh tổng Ji (i= U, Th, K) gồm 6 mức được mã hóa bằng các số 1,2,3,4,5,6.
33
Bảng 2.4: Các mức mã hóa theo cường độ bức xạ tương đối
STT Mức mã hóa JU JTh JK 1 1 ≥ 55% -- < 20% 2 2 -- ≥ 55% < 20% 3 3 < 50% < 50% ≥ 20% 4 4 ≥ 55% -- ≥ 20% 5 5 < 50% < 50% < 20% 6 6 -- ≥ 55% ≥ 20%
Ji (i= U, Th, K) được xác định theo công thức:
∑ = = 3 1 k k jk k jk i q a q a J Trong đó:
- Ji (i= U, Th, K) là cường độ bức xạ tương đối của nguyên tố i trong tổng bức xạ gamma (tính theo %)
- qi là hàm lượng của nguyên tố phóng xạ i
- aji là độ nhạy (số xung trên một đơn vị hàm lượng) của nguyên tố I trong kênh tổng
Chỉ tiêu thứ 4: Tỉ số ∆Th/∆U gồm 3 mức được mã hóa bằng các số 1,2,3.
Bảng 2.5: Các mức mã hóa theo Tỉ số ∆Th/∆U
STT Mức mã hóa Giá trị của ∆Th/∆U
1 A ∆Th/∆U < 2
34
3 C ∆Th/∆U > 5
Chỉ tiêu thứ 5: tỉ số ∆U/∆K gồm 2 mức được đánh giá bằng 2 số 1, 2
Bảng 2.6: Các mức mã hóa theo Tỉ số ∆U/∆K
STT Mức mã hóa Giá trị của ∆U/∆K
1 1 ∆U/∆K < 5
2 2 ∆U/∆K ≥ 5
Chỉ tiêu thứ 6: Chỉ số nhiều thành phần F (F=U.K/Th) được mã hóa ở 3 mức 1,2,3.
Bảng 2.7: Các mức mã hóa theo chỉ số nhiều thành phần
STT Mức mã hóa Giá trị của F
1 1 F < 1
2 2 1 ≤ F ≤ 1.5
3 3 F > 1.5
Như vậy, mỗi một dị thường sẽ được mã hóa thành 6 ký tự với 2 chữ cái và 4 chữ số, ví dụ: dị thường 34 mang mã số BA.1224.
Nếu gọi các dị thường có cùng mã số là một lớp dị thường thì thực tế sẽ tồn tại rất nhiều lớp dị thường. Trên cơ sở các dị thường đã được mã hóa, tiến hành phân loại theo các nhóm dị thường có bản chất phóng xạ khác nhau. Để xác định bản chất phóng xạ gồm có 3 chỉ tiêu: thứ 3, thứ 4 và thứ 5; các chỉ tiêu 1,2,6 tham gia đánh giá mức độ triển vọng khoáng sản và đặc điểm của đối tượng gây dị thường.
Về bản chất phóng xạ, các dị thường phổ gamma được phân loại thành 7 nhòm theo bảng sau:
35
STT Bản chất phóng xạ
1 Nhóm bản chất Uran (U) 2 Nhóm bản chất Kali (K) 3 Nhóm bản chất Thôri (Th)
4 Nhóm bản chất Uran – Kali (U-K) 5 Nhóm bản chất Thôri – Kali (Th-K) 6 Nhóm bản chất Thôri – Uran (Th-U) 7 Nhóm có bản chất hỗn hợp (H-H)