bố các dị thường đơn. Rõ ràng là căn cứ trên bản đồ này rất khó có được một cách nhìn đầy đủ và khái quát về đặc điểm phóng xạ chung của toàn cụm. Do đó, việc lựa chọn các cụm dị thường tiêu biểu đại diện cho từng nhóm bản chất phóng xạ để tiến hành kiểm tra mặt đất và đặc biệt là việc dự báo các diện tích triển vọng khoáng sản liên quan với các cụm dị thường gặp nhiều khó khăn. Thực tế công việc này còn dựa nhiều vào kinh nghiệm, mang tính chủ quan, chưa dựa trên những tiêu chuẩn mang tính định lượng, có cơ sở khoa học chặt chẽ.
Để góp phần khắc phục khó khăn nói trên các nhà địa vật lý việt nam đã đưa ra phương pháp xác định các cụm dị thường và bản chất của cụm dị thường như sau:
- Xem một cụm dị thường bao gồm tập hợp nhiều dị thường đơn với các tham số phóng xạ khác nhau như là một dị thường duy nhất với các tham số phóng xạ đặc trưng chung nào đó.
- Các cụm dị thường được đánh giá và phân loại bản chất phóng xạ thông qua 8 tham số chỉ tiêu: ∆J, T(1/2), ∆U/∆K, ∆Th/∆U, JU, JTh, JK, F tương tự như đối với các dị thường đơn.
Tám tham số phóng xạ đặc trưng của cụm kể trên được xác định bằng cách xây dựng các đường cong mật độ phân bố từ tập hợp số liệu trên các dị thường đơn, từ đó xác định giá trị có tần suất lớn nhất làm giá trị đặc trưng chung của cụm.
2.2.3. Ứng dụng hệ số tương quan trong đánh giá, phân loại cụm dị thường thường
Như nội dung đã được trình bày ở mục 2.1 về hệ số tương quan, chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp hệ số tương quan nhằm nâng cao chất lượng phân tích, xử lý số liệu.
37
Từ ý nghĩa toán học và ý nghĩa địa chất của hệ số tương quan, thì các cặp hệ số tương quan: RU/Th, RU/K và RTh/K được sử dụng như dấu hiệu để khoanh định các trường xạ địa hóa cục bộ với giá trị ngưỡng được chọn thông qua các đối tượng chuẩn đã biết của vùng nghiên cứu. Với các cụm dị thường, hệ số tương quan giúp nâng cao hiệu quả đánh giá và phân loại cụm dị thường.
Nếu trong một cụm dị thường có bản chất dị thường là một nguyên tố (U hoặc Th hoặc K) thì chính sự phân bố không bình thường của nguyên tố này sẽ dẫn tới R của nguyên tố đó với 2 nguyên tố còn lại sẽ nhỏ từ đó ta đưa ra kết luận bản chất của cụm dị thường này. Tương tự như vậy nếu 2 hoặc cả 3 nguyên tố (U,Th,K) đều có sự phân bố bất thường thì hệ số tương quan lần lượt sẽ nhỏ hơn nhiều từ đó có những kết luận về bản chất dị thường của cụm. Việc sử dụng hệ số tương quan trong mục tiêu đánh giá phân loại cụm dị thường được tiến hành như sau:
- Trên toàn cụm dị thường tiến hành tính RU/Th, RU/K và RTh/K.
- So sánh các giá trị R tính được của cụm với các đối tượng mẫu của vùng từ đó đưa ra kết luận về bản chất và mức độ triển vọng của cụm dị thường. Kết quả phân tích thử nghiệm của phương pháp trên các tài liệu giả định và một số tài liệu thực tế cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng hệ số tương quan hàm lượng các nguyên tố để nghiên cứu đặc điểm phân bố các trường xạ địa hóa tự nhiên và các hệ số này có thể sử dụng khá tốt nhằm khoanh định các trường xạ địa hóa cục bộ, nơi sảy ra các quá trình phân bố lại các nguyên tố phóng xạ liên quan với các đới biến đổi có khả năng hình thành quặng hóa.
38