Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Gia (Trang 60)

Tuy nhiên trong những thành quả đạt được thì công ty chứng khoán cũng có những hạn chế nhất định của mình cần phải khắc phục.

Thứ nhất: Doanh thu hoạt động môi giới của công ty trong năm 2011 giảm đáng kể so với năm 2010. Theo BCTC năm 2011 của công ty, trong năm 2011, doanh thu tạo ra từ hoạt động môi giới là 1.323.751.000 đồng, trong khi trong năm 2010, hoạt động MGCK mang về cho công ty hơn 14 tỷ đồng doanh thu, chứng tỏ hoạt động này ở công ty chưa được chú trọng nhiều.

Thứ hai:Sức cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực môi giới so với một số công ty khác còn thua kém. Mặc dù công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp các sản phẩm tiện ích cho khách hàng nhưng việc cung cấp còn chưa nhanh nhạy với thị trường, các sản phẩm cần phải đa dạng hơn, tiện ích hơn mới có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn.

Thứ ba: Đối tượng khách hàng còn hạn chế, phần đông là cá nhân trong nước.

Có những hạn chế như vậy là do một số nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: Dịch vụ tư vấn đầu tư chưa thức sự được quan tâm đúng mức Cũng giống như tình trạng chung ở các công ty chứng khoán khác, dịch vụ tư vấn đầu tư chưa được chú trọng. Đầu tiên là đội ngũ môi giới thiếu nhiều về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nghiệp vụ. Có thể thấy rằng hệ thống cung cấp thông tin trên phương tiện truyền thông như trang mạng của công ty còn quá sơ sài. Nhà đầu tư không thể tìm được báo cáo tài chính của công ty niêm yết, BCTC của chính công ty cũng chỉ có từ năm 2010 đến 2011, do đó sẽ rất khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin. Hơn nữa, những bài phân tích,

đánh giá thực trạng nền kinh tế và thị trường còn sơ sài, chưa đầy đủ, không cập nhật (bài phân tích thị trường gần đây nhất là vào tháng 3/2012) để giúp nhà đầu tư có quyết định đúng đắn.Những tồn tại trên đã làm giảm sức hút khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có đối với dịch vụ môi giới ở công ty. Thường nhà đầu tư không có đủ điều kiện và trình độ nhất định để đánh giá hoạt động của công ty mà mình đầu tư. Trước biến động liên tục của thị trường, nhà đầu tư rất cần bạn đồng hành - những nhà môi giới hay chuyên gia thị trường chia sẻ để đảm bảo cho quyết định đầu tư của mình.

Thứ hai: Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa thực sự mật thiết, một số nghiệp vụ chứng khoán có tác dụng tạo điều kiện thúc đẩy nghiệp vụ môi giới phát triển như hoạt động nghiên cứu thị trường, tư vấn, bảo lãnh phát hành … chưa thực sự tạo được sự liên kết và hỗ trợ đối với hoạt động MGCK.

Thứ ba: Có sự bất hợp lý trong tính phí giao dịch

Để quản lý phí giao dịch chứng khoán và tạo tính cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã quy định biên độ dao động phí môi giới là 0,1% - 0,5%. Sau đây là biểu tính phí của công ty chứng khoán.

Giao dịch Phí môi giới

I Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ - Giá trị giao dịch dưới 100 triệu - Giá trị giao dịch từ 100- 500 triệu - Giá trị giao dịch từ 500 triệu- 1 tỷ - Giá trị giao dịch từ 1 tỷ trở lên II Trái phiếu 0,3% 0,25% 0,2% 0,15% 0,2%

Điểm bất cập ở chỗ là NSI tính phí trên từng lần khớp lệnh chứ không phải trên tổng giá trị khớp lệnh của nhà đầu tư. Ta có thể đi sâu nghiên cứu ví dụ sau

Theo phương thức khớp lệnh thi xảy ra hai trường hợp hoặc lệnh của khách hàng khớp một lúc cả 3000 hoặc sẽ được khớp thành nhiều lần.

Số lượng Giá Giá trị Phí

Lần1 400 53.000 21.200.000 63.600

Lần2 500 53.000 26.500.000 79.500

Lần3 2000 53.000 106.000.000 265.000

Vậy tổng phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty là 480.100đ. Nếu tính phí trên tổng giá trị giao dịch của 2.900 cổ phiếu thì khoản phí mà nhà đầu tư phải trả là : 2.900*53.000* 0,25% = 384.250đ. Như vậy vô hình chung nhà đầu tư phải chịu thiệt khi khối lượng khớp chia làm nhiều phần. Nếu như số lượng khớp lệnh bị chia nhỏ hơn nữa thì chắc chắn khoản phí còn tăng lên nữa nhất là đối với lệnh đặt có giá trị lên hàng tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư đã có thắc mắc trong cách tính phí này, đây cũng là yếu tố để khách hàng cân nhắc khi lựa chọn công ty chứng khoán để mở giao dịch.

Thứ tư: Thông tin khách hàng chưa thực sự được bảo mật.

Tại NSI khi khách hàng khi muốn nhận tờ thông báo kết quả giao dịch của mình chỉ cần gặp nhân viên môi giới và đọc số tài khoản của mình.Như vậy bất kỳ cá nhân nào chỉ cần nhớ số tài khoản của khách hàng cũng có thể nhận tờ thông báo kết quả. Trong khi đó vấn đề bảo mật thông tin cho khách hàng luôn là yếu tố hàng đầu, nên ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ môi giới, có thể xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Thứ năm: Công tác marketing, PR chưa được quan tâm đúng mực. NSI chưa chú trọng đến đối tượng khách hàng là tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài.Đây là khách hàng có tiềm lực về tài chính khá ổn định, giao dịch với giá trị lớn. Đặc biệt trong thời điểm thị trường đang đi xuống, các nhà đầu tư cá nhân không còn thấy hấp dẫn với chứng khoán và chuyển sang cơ hội đầu tư khác, nhưng

lúc này là cơ hội cho các tổ chức mua cổ phiếu đầu tư dài hạn. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán ở công ty NSI.

Thứ sáu: Mạng lưới chi nhánh của NSI còn ít, chưa có chi nhánh hay các phòng giao dịch ở thành phố khác ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN QUỐC GIA

(NSI)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Gia (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w