Kinh nghiệm phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở một số CTCK

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Gia (Trang 31)

1.3.1. Kinh nghiệm

Năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 6 công ty chứng khoán làm “nòng cốt” là BVSC, BSC, SSI, FSI, TLS, ACBS. Đến cuối 2006, đầu 2007, cùng với sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán theo kỳ vọng WTO, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào nhiều, doanh nghiệp đăng ký lên sàn hàng loạt, số lượng công ty chứng khoán tăng lên đột biến và đến thời điểm này, tổng số công ty chứng khoán được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam lên tới 105 công ty. Trong đó 100% các CTCK đều thực hiện nghiệp vụ MGCK và nhìn chung, trải qua nhiều giai đoạn biến động của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, nghiệp vụ MGCK của các công ty cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể về chất lượng. Sau đây là kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ MGCK ở một số doanh nghiệp Việt Nam và thế giới.

a) Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (CTS)

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương được thành lập theo quyết định cuả Ngân hàng Công thương Việt Nam theo hình thức công ty TNHH một thành viên. Chủ sở hữu là Ngân hàng Công thương Việt Nam.Công ty chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 16/11/2000, cũng là năm TTCK Việt Nam ra đời. Có thể thấy rằng, xét trên phạm vi TTCK Việt Nam, CTS là một CTCK có lịch sử hoạt động và phát triển khá lâu so với các công ty khác trên thị trường.

Xét riêng về hoạt động MGCK, CTS được đánh giá là một trong những công ty triển khai nghiệp vụ này rất hiệu quả, chuyên nghiệp, thu hút được một số lượng lớn khách hàng. Năm 2011 được coi là một năm mà thị trường diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo thống kê, có đến 80% số công ty trên thị trường thua lỗ, trong đó có một số công ty đã vĩnh viễn chấm dứt luôn hoạt động MGCK do chi phí đầu vào

của hoạt động này khá cao. Tuy nhiê, trong năm 2011, CTS đã triển khai hoạt động MGCK khá hiệu quả, thu được 38,1 tỷ đồng doanh thu, tuy giảm 48% so với năm 2010 nhưng xét trong bối cảnh thị trường thanh khoản thấp (thanh khoản TTCk năm 2011 giảm đến 62% so với năm 2010) thì kết quả này rất đáng ghi nhận.

Biểu đồ 1.1: Doanh thu hoạt động môi giới và số lượng tài khoản của CTS

(Nguồn: Báo cáo thường niên của CTS) Có được những kết quả khả quan như vậy là do một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, CTS chú trọng tuyển dụng và phát triển một đội ngũ nhân viên

môi giới giàu kiến thức và cực kì chuyên nghiệp. Đặc biệt, năm 2011 được coi là một năm tái cơ cấu nhân sự mạnh mẽ của CTS, công ty đã lựa chọn được một số nhân sự cấp cao, trong đó có một Trưởng phòng môi giới chứng khoán mới.Điều này chứng tỏ CTS rất chú trọng vào việc củng cố chất lượng nhân sự trong công ty.

Thứ hai, CTS cũng triển khai khá tốt hoạt động quản trị rủi ro đối với hoạt

động MGCK nên trong điều kiện thị trường diễn biến xấu, nhiều công ty bị tổn thất trong việc hợp tác đầu tư với khách hàng nhưng hoạt động MGCK của CTS vẫn diễn ra an toàn. Hơn nữa, năm 2011 đánh dấu sự kiện CTS lần đầu lọt vào top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên HNX và đứng thứ 2 trên toàn thị trường.

Thứ ba, mảng công nghệ thông tin được CTS đặc biệt quan tâm và phát

triển.Trong những năm qua, CTS đã triển khai thành công những tiện ích hỗ trợ giao dịch, phục vụ nhà đầu tư qua các thiết bị điện tử như điện thoại, mạng Internet. Do đó, hiện nay, nhà đầu tư sử dụng các tiện ích này để đặt lệnh đã chiếm đến 80% tổng số lệnh giao dịch, nhờ vậy tiết kiệm được chi phí nhân công phục vụ và các chi phí khác, tăng năng suất lao động cho bộ phận MGCK. Hơn nữa, việc tiếp cận thông tin về CTS là rất dễ dàng do công ty đặc biệt quan tâm phát triển website, cập nhật các báo cáo phân tích thị trường, phân tích ngành, phân tích cổ phiếu, BCTC, BCTN hết sức đầy đủ và kịp thời.

Thứ tư, về mạng lưới chi nhánh, đại lý, công ty hiện có 1 chi nhánh tại TP

HCM, 1 chi nhánh ở Hà Nội và 1 chi nhánh ở TP HCM. Có thể thấy rằng công ty chưa chú ý tới tiềm năng phát triển của khu vực miền Trung.

Thứ năm, chế độ lương thưởng của CTS cho nhân viên khá hấp dẫn. Ngoài

phần lương cơ bản và bảo hiểm hưởng theo các quy định của nhà nước, cán bộ nhân viên của công ty còn được hưởng phần lương kinh doanh theo kết quả kinh doanh mà nhân viên đạt được. Ngoài ra cán bộ nhân viên còn được hưởng các khoản trợ

cấp ngoài lương như phụ cấp tiền ăn trưa, tiền xăng dầu đi lại , tiền điện thoại …. Chính điều này đã khuyến khích cán bộ nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt những công việc mà công ty giao phó.

b) Morgan Stanley

Morgan Stanley là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, chứng khoán và quản lý đầu tư. Được thành lập vào năm 1935 với trụ sở ở 1525 Broadway, New York, hiện Morgan Stanley đã có chi nhánh và đại lý ở hầu hết các trung tâm tài chính lớn trên toàn thế giới. Hơn 25 năm qua, Morgan Stanley luôn tự hào là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán. Với vị thế và những thành tựu đạt được trong suốt gần 1 thế kỉ đi vào hoạt động, những kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ môi giới (Prime Brokerage) của Morgan Stanley rất xứng đáng để bất kì công ty chứng khoán nào học tập.

Thứ nhất, công nghệ là vấn đề mà công ty chứng khoán này quan tâm đến

hàng đầu.Chính nhờ sự quan tâm đặc biệt này mà Morgan Stanley mới có được vị trí đứng đầu trong suốt gần 30 năm qua. Cơ sở mà CTCK này đang sử dụng và cung cấp cho khách hàng là nền tảng công nghệ Matrix cung cấp cho khách hàng những thông tin tổng hợp trên nhiều loại chứng khoán khác nhau, thích hợp cho các nhà quản lý quỹ phòng hộ (Hedge Fund), các giám đốc tài chính (CFOs). Bên cạnh đó, CTCK này cũng cung cấp một loạt các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư, như công cụ “What If” nhằm xác định mức độ tác động của rủi ro lên danh mục đầu tư, công cụ thông báo tin tức hoạt động của doanh nghiệp …

Thứ hai, Morgan Stanley đã thành lập 1 nhóm có tên gọi “Capital

Introductions”, chịu trách nhiệm tiếp cận với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu, mục đích tham gia thị trường của họ, phân tích những điểm mạnh của chính doanh nghiệp mình thông qua việc trao đổi với các khách hàng trung thành với công ty, từ đó điều chỉnh những gói sản phẩm sẵn có hoặc tung ra những gói dịch vụ mới cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Nhờ đó mà “Capital Introductions” đã duy trì được mối quan hệ sâu rộng với hơn 2100 nhà đầu tư tổ chức trên toàn thế giới, tính

đến thời điểm này. Bên cạnh đó, Morgan Stanley có dịch vụ chăm sóc khách hàng cực kì chu đáo và hiệu quả. Đội ngủ nhân viên môi giới giàu kinh nghiệm luôn tận tâm sẵn sàng trả lời mọi yêu cầu cũng như thắc mắc về các vấn đề lớn, nhỏ của khách hàng.

Thứ ba, những nghiệp vụ phụ trợ cho MGCK như cho vay chứng khoán, tư

vấn đầu tư cũng được triển khai hết sức chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm và có uy tín trên toàn thế giới nhằm giúp khách hàng hoạch định đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận.

1.3.2. Bài học

Trong số các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thì hoạt động môi giới là quan trọng nhất và phổ biến nhất, đóng góp quan trọng cho việc tăng tính thanh khoản cho thị trường và mở rộng qui mô giao dịch thị trường. Xét thấy, các công ty chứng khoán đã thể hiện được vai trò trung gian trên TTCK, tuy nhiên, để phát triển thêm nghiệp vụ này công ty chứng khoán cần phải cải thiện một số điều sau:

a) Mở rộng giao dịch qua mạng Internet (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao dịch chứng khoán qua mạng Internet là một hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay, nhưng ở nước ta hình thức này chỉ mới xuất hiện, còn mới mẻ trong công chúng và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng chưa chú trọng nhiều vào việc triển khai dịch vụ này.Giao dịch qua mạng có ưu điểm vượt trội là thuận lợi cho nhà đầu tư không có điều kiện đến trực tiếp giao dịch tại công ty chứng khoán vẫn có thể giao dịch bình thường.

b) Phát triển hoạt động điều tra thị trường và nhu cầu của khách hàng

Muốn phát triển được hoạt động môi giới, thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng sẵn có, các CTCK nhất thiết phải nâng cao hoạt động điều ra thị trường để tìm hiểu về nhu cầu đầu tư, mục tiêu đầu tư của khách hàng cũng như những điều khách hàng hài lòng, chưa hài lòng về công ty để từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.

c) Quan tâm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, đạo đức cho nhân viên MGCK; có chế độ lương thưởng hợp lý

Nhân viên MGCK là những người thường xuyên phải gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng.Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ, đạo đức của họ rất quan trọng. Có giữ chân khách hàng được hay không phần lớn phụ thuộc vào nhân viên môi giới. Do đó, các CTCK cần chú trọng việc đào tạo nghiệp vụ, đạo đức cho nhân viên. Ngoài ra nên có chế độ lương thưởng hợp lý, khuyến khích nhân viên làm việc và cống hiến cho công ty.

d) Xây dựng mô hình hoạt động môi giới trên cơ sở mở rộng thêm một cấp cho các nhà môi giới.

Mô hình này sẽ tương tự như mô hình tổ chức đại lý của các công ty bảo hiểm. Với mô hình mới này , có thêm sự xuất hiện của môi giới đại lý – môi giới phụ (Sub-brokers). Nhà đầu tư lúc này sẽ có 2 kênh đặt lệnh là thông qua môi giới đại lý hoặc thông qua môi giới tại công ty.

Các nhà môi giới đại lý hay môi giới phụ sẽ là những người trực tiếp đi giới thiệu hoạt động giao dịch chứng khoán, tìm kiếm khách hàng mới cho các công ty. Họ là những người nắm bắt các thông tin của nhà đầu tư chính xác, khả năng tiếp cận các nhà đầu tư cao hơn môi giới tại công ty.

e) Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ hoạt động môi giới chứng khoán.

Hoạt động tư vấn hiệu quả sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động môi giới ví nó cho nhà đầu tư thấy được tính lợi ích và hiệu quả của việc đầu tư vào chứng khoán. Việc tăng số lượng tài khoản của các nhà đầu tư cũng như việc ra lệnh mua bán thường xuyên sẽ làm phát triển cả về chất lẫn lượng của môi giới chứng khoán. Muốn vậy, công tác đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên tác nghiệp là rất cần thiết.

g) Xây dựng chính sách phí và lệ phí cho nhà đầu tư mang tính cạnh tranh lành mạnh.

Dựa trên thực tiễn thị trường và khả năng cạnh tranh giữa các công ty , cần xây dựng chính sách thu phí hoạt động môi giới theo hướng:

- Mức phí tối thiểu: dùng để hạn chế các giao dịch nhỏ và không kinh tế , mức phí này là cách tốt nhất để từ chối việc thực hiện giao dịch nhỏ.

- Mức phí theo tỷ lệ giao dịch: để tránh sự đồng nhất về mức phí giữa nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nhỏ. Chính sách thu phí này rất hiệu quả trong trường hợp ta cần khuyến khích giao dịch trong giai đoạn đầu để phát triển nghiệp vụ môi giới. Khi nghiệp vụ đã phát triển thì có thể thu theo mức cố định.

- Mức phí tối đa: cần thiết để khuyến khích các giao dịch lớn, mức phí này có thể áp dụng cho các định chế tài chính chuyên nghiệp: ngân hàng, bảo hiểm, công ty quản lý quỹ …

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN QUỐC GIA

(NSI)

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc gia (NSI)2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc gia là công ty cổ phần được thành lập theo và hoạt động theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015003 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 11/12/2006, Quyết định cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 27/UBCK-GPHĐKD ngày 15/12/2006, Quyết định số 49/UBCK-GP ngày 05/03/2009 và Quyết định số 196/UBCK-GCN ngày 05/03/2009 của UBCKNN.

Tên giao dịch tiếng Anh của công ty là National Securities Joint Stock Company. Tên viết tắt là NSI., JSC.

Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 50.000.000.000 đồng (50 tỷ đồng), tương đươi 5.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VNĐ.

Trụ sở chính tại: 106 Phố Huế, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Một số sự kiện quan trọng của NSI:

- Ngày 15 tháng 12 năm 2006, NSI được thành lập với trụ sở chính là 106 Phố Huế, Phương Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Ngày 27 tháng 07 năm 2007, chi nhánh Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh tại 16-18 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập.

- Ngày 23 tháng 08 năm 2007, thành lập Phòng giao dịch Công ty Chứng khoán Quốc gia tại địa chỉ 18 Đoàn Trần Nghiệp, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sau gần 6 năm hoạt động và phát triển, NSI đã từng bước phát triển và dần dần có thương hiệu trên TTCK Việt Nam. NSI cung cấp danh mục đa dang các

nghiệp vụ hoạt động như : môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.

NSI ra đời và hoạt động theo mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh. Với lợi thế này công ty có điều kiện phát triển chuyên sâu hơn trong các lĩnh vực chứng khoán nhằm mang lại độ hài lòng tối đa cho khách hàng. Công ty Cổ phần chứng khoán Quốc Gia lấy định hướng phục vụ khách hàng là nền tảng của mọi hoạt động với phương châm “điểm tựa cho nhà đầu tư” thực sự là môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả, sáng tạo và cải tiến liên tục để mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông, người lao động và các đối tác, luôn đề cao sự minh bạch, trách nhiệm và sự cỏi mở đối với khách hàng

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CTCP chứng khoán Quốc gia (NSI) cung cấp cho nhà đầu tư những dịch vụ như sau:

2.1.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán

Đối với dịch vụ này, NSI triển khai hoạt động của mình sao cho khách hàng có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, độ tin cậy cao. Đồng thời công ty cũng trợ giúp khách hàng khai thác nguồn thông tin phân tích và thông tin thị trường nhanh chóng và hiệu quả thông qua hệ thống thông tin của công ty và mối quan hệ với các công ty Chứng khoán khác.

2.1.2.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán

Đây là hoạt động nhằm mục đích tăng thu nhập cho công ty. Trong đó, NSI luôn tiến hành tổ chức phòng tự doanh tách bạch với phòng môi giới, đồng thời xây dựng quy trình riêng để đảm bảo lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

2.1.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Dịch vụ bảo lãnh phát hành là hoạt động cao cấp và rủi ro nhất của các công ty chứng khoán.Dịch vụ này đòi hỏi các công ty chứng khoán phải có đầy đủ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Gia (Trang 31)