Tình hình nghiên cứu gây đột biến trên một số gen gây bệnh của Salmonella

Một phần của tài liệu Tạo chủng và xác định đặc tính sinh học của chủng Salmonella choleraesuis Smith nhược độc mang gen CRP bị đột biến (Trang 33)

M Ở ĐẦU

1.5 Tình hình nghiên cứu gây đột biến trên một số gen gây bệnh của Salmonella

Salmonella

S. choleraesuis là nguyên nhân gây ra hàng loạt dịch bệnh gây chết ở lợn, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong ở người (Jean và cộng sự, 2006). Vắc-xin sống từ chủng Salmonella Choleraesuis giảm độc lực có hiệu quả trong việc ngăn chặn, giảm sự lây lan và tỷ lệ tử vong (Maes và cộng sự, 2001). Do đó, một vắc-xin hiệu quả chống các vi sinh vật này là cần thiết. Đột biến mất đoạn ở một số gen khác nhau đã được sử dụng để giảm độc một số chủng

Salmonella khác nhau. Các đột biến này có thể được chia thành các nhóm theo 3 loại cơ bản: đột biến ở gen sinh tổng hợp, gen điều hòa và gen liên quan đến tính độc[1].

Chủng vắc-xin S. choleraesuis Argus nhược độc được tạo ra bằng cách gây đột biến mất đoạn gen cyaA và gen crp. Các đột biến này ảnh hưởng đến quá trình

vận chuyển và tổng hợp carbohydrate, các acid amine, các peptid, và glycogen. Kết quả cho thấy chủng S. choleraesuis đột biến không sản xuất H2S và khả năng lên men đường khác với chủng ban đầu (Curtis và cộng sự, 1993) [25].

Ngoài ra người ta đã xây dựng được các chủng có hơn một đột biến mất đoạn. Một chủng đột biến mất đoạn kép ở gen aro mã hóa enzyme tham gia tổng hợp chất thơm và ở gen pur mã hóa enzyme tham gia trao đổi purin. Chủng đột biến kép này có thể mọc trên môi trường hoàn chỉnh và được làm giàu, thường chỉ gây lây nhiễm ở mức độ thấp. Điển hình là độc lực của chủng này giảm hơn 100 lần so với chủng trước khi gây đột biến. Chủng Salmonella giảm độc lực này là vắc-xin uống hiệu quả đối với chuột, cừu, gia súc, gà và người. Đột biến mất gen dam mã hóa DNA methylase có thể sản xuất chủng Salmonella không độc. Chuột được gây miễn dịch bằng chủng SalmonellaDam âm có sức chống chịu nhiều hơn 10000 lần so với liều gây chết bình thường [1].

Bảng 1.3 Các gen bị mất và chức năng của chúng trong phát triển các

chủng Salmonella spp. đã giảm độc lực

Gen bị mất Chức năng gen

galE Tổng hợp polysacarit, giảm độc từ galactoza

aroA, aroC hoặc

aroD

Tổng hợp chorismat, một axit amin thơm và tiền chất của PABA. PABA tham gia tổng hợp phức càng cua với sắt

purA hoặc purE (purine synthesis)

Tổng hợp purin

asd Sinh tổng hợp peptidoglycan và lysin

phoP và phoQ Điều hòa axit phosphataza và các gen cần thiết cho sự tồn tại ở tiểu thực bào

Cya

(adenylate cyclase)

crp Mã hóa thể nhận AMPv. Điều hòa biểu hiện của các protein tham gia vận chuyển và phân hủy các axit amin và

carbohydrat

cdt Tham gia hình thành tập đoàn mô bởi vi khuẩn.

dam Mã hóa DNA methylaza. Xuất hiện như một công tắc chính của 20-40 gen độc khác nhau

htrA Mã hóa polypeptit sinh ra do stress. Dẫn tới giảm đáng kể sự tồn tại trong các mô người

Từ những năm 1961 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về độc tố của vi khuẩn đường ruột. Taylor và Willkins đã nghiên cứu độc tố của Salmonella

Shigella qua thí nghiệm phân đoạn ruột non thỏ [27]. Smith và cộng sự (1967) nghiên cứu độc tố chịu nhiệt của Salmonella cho thấy, tác động của độc tố này làm nước trong cơ thể tập trung vào ruột non sau 18 – 24 giờ. Sakazaki và cộng sự (1974) đã nghiên cứu về cơ chế gây bệnh của độc tố Salmonella trong các đoạn ruột non của thỏ. Koupal, Deibel, 1975 đã nghiên cứu về đặc điểm và khu trú của độc tố đường ruột do Salmonella sản sinh. Sandefur, Peterson, 1977 đã nghiên cứu về sự trung hòa độc tố Salmonella do Choleraeantitoxin trong tế bào trứng của chuột hamster Trung Quốc [21]. Sedlock và cộng sự (1978) đã nghiên cứu chế tạo và sử dụng độc tố Salmonella tinh khiết [23;24]. Dean và cộng sự, (1972) đã tiến hành các mô hình xác định độc tố của vi khuẩn đường ruột trên chuột bạch và thỏ [13].

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tạo chủng và xác định đặc tính sinh học của chủng Salmonella choleraesuis Smith nhược độc mang gen CRP bị đột biến (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)