oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2
của PA.
Tương quan giữa khả năng chống oxy hóa lipid phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 với khả năng khử gốc tự do DPPH của PA được thể hiện trên đồ thị hình 3.6.
Hình 3.6. Tương quan giữa khả năng khử DPPH và hoạt tính chống oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 của
PA.
Từ đồ thị hình 3.6 cho thấy kết quả đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của PA bằng mô hình phản ứng Fenton có mối tương quan rất thấp (R2 = 0,005) với kết quả đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của PA dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH.
Hệ số tương quan R2 = 0,005 rất thấp nên 2 phương pháp này tương
quan yếu. Do PA không có khả năng khử gốc tự do DPPH nhưng lại có khả năng chống oxy hóa nên sự chống oxy hóa của PA không có liên quan gì
3.7. Tương quan giữa khả năng chống oxy hóa lipid bằng mô
hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 với khả năng
khử H2O2 của PA .
Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 khả năng khử H2O2 được thể hiện trên đồ thị hình 3.7.
Hình 3.7. Tương quan hoạt tính chống oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ myoglobin /H2O2 với khả năng khử H2O2 của PA.
Từ đồ thị hình 3.7 cho thấy các cặp giá trị nằm quy tụ xung quanh
đường thẳng hồi quy tuyến tính chứng tỏ có mối tương quan tuyến tính với nhau nên kết quả đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của PA bằng mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/ myoglobin/ H2O2 có mối tương quan rất cao (R2 = 0,979) với kết quả đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của PA dựa vào khả năng khử H2O2.
Đồng nghĩa nếu PA khử gốc hydroperoxide càng mạnh thì nó cũng có
khả năng chống oxy hóa lipid càng mạnh. Bởi lý do, hydroperoxide là một sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid hay nói cách khác nó là sản phẩm đầu
tiên ở giai đoạn khởi tạo của quá trình oxy hóa lipid. Nên phương pháp khử
hydroperoxide cũng nằm trong phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ myoglobin /H2O2
Kết quả này cho thấy phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ myoglobin /H2O2 có khả năng áp dụng đểđánh giá hoạt tính chống oxy hóa của PA và cho kết quả có độ tin cây tương tự như phương pháp đánh giá
hoạt tích chống oxy hóa dựa vào khả năng khử H2O2.
3.8. Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa bằng phương
pháp FTC và hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình
Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2 của PA.
Nguyên lý của phương pháp Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2 là sử
dụng FeCl2 tác dụng với H2O2 để tạo nhiều gốc tự do làm cho phản ứng oxy hóa lipid xảy ra nhanh hơn nên số liệu đo được thể hiện đo được hàm
lượng peroxide cao nhất, do đó với số liệu tương ứng của phương pháp
FTC là ngày thứ 4. Tương quan giữa 2 phương pháp Fenton trong hệ
lipid/myoglobin/H2O2 và phương pháp Ferric Thyocinate được thể hiện trên
Hình 3.8. Tương quan hoạt tính chống oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ myoglobin /H2O2 với phương pháp FTC của PA.
Theo nghiên cứu Norhaizan ME , Ng SK , Norashareena MS , MA Abdah (2011) đã đưa ra kết quả các hoạt động chống oxy hóa của các mẫu
của FTC phương pháp cho thấy tất cả các mẫu có rõ rệt ức chế quá trình oxy hóa của acid oleic khi so sánh với sự kiểm soát. Nhìn vào đồ thị trên ta thấy 2 phương pháp này có mức độ tương quan rất cao R2= 0.925, nằm trong khoảng 0.9 ≤ R ≤ 1tương quan tốt, các giá trị nằm xung quanh đường thẳng hồi quy tuyến tính, chứng tỏ chúng có mối tương quan tuyến tính với nhau.
Hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo phương pháp FTC với
hoạt tính chống oxy hóa lipid trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 có quan hệ rất chặt chẽ.
Kết quả này cho thấy phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ myoglobin /H2O2 có khả năng áp dụng đểđánh giá hoạt tính chống oxy hóa của PA và cho kết quả có độ tin cây tương tự như phương pháp đánh giá
3.9. Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo
mô hình Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 vớihệ lipid/FeCl2/H2O2
Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/ vớihệ lipid/FeCl2/H2O2 được thể hiện trên đồ thị hình 3.9.
Hình 3.9. Tương quan hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/myoglobin /H2O2 với hệ lipid/myoglobin/H2O2
Trong đồ thị 3.9 thấy rằng giữa 2 phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa không có sự sai khác nhiều về giá trị. Điều này, có thể giải thích là Fe2+ trong vòng của Myoglobin và Fe2+ trong phân tử FeCl2 có vai trò như nhau khi tham gia phản ứng Fenton
Trong đồ thị phân tán các điểm nằm quy tụ xung quanh đường thẳng hồi quy tuyến tính chứng tỏ có mối tương quan tuyến tính với nhau. Đồ thị có hướng đi lên tức các cặp giá trị có xu hướng tăng dần. Bên cạnh đó, hệ
số R2= 0.993 lớn hơn 0.9 nên 2 phương pháp này có mối tương quan mạnh và có mối quan hệ chặt chẽ. Mặt khác do R2=0.993 nằm trong khoảng 0-1 nên chúng có mối tương quan tuyến tính thuận
Vì cả 2 phương pháp có nguyên lý và cách tiến hành thí nghiệm gần giống nhau nên sự chính xác này khẳng định ta có thể thay đổi cơ chất myoglobin bằng cơ chất FeCl2 nếu như điều kiện thực tế không sử dụng
được myoglobin.
3.10. Tương quan giữa khả năng khử DPPH và hoạt tính chốngoxy hóa
của PA phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ FeCl2 /H2O2 của
PA.
Tương quan giữa khả năng khử DPPH và hoạt tính chốngoxy hóa của PA phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ FeCl2 /H2O2 của PA.được thể hiện trên đồ thị hình 3.10.
Hình 3.10. Tương quan hoạt tính chống oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ FeCl2/H2O2 /H2O2 và khử gốc tự do DPPH của PA
Hệ số tương quan R2 = 0.232 rất nhỏ nên 2 phương pháp này tương quan
năng chống oxy hóa lipid nên sự chống oxy hóa lipid của PA không có liên quan gì đến quá trình khử gốc tự do.
Từ đồ thị 3.6 và đồ 3.10 ta thấy phương trình tương quan và hệ số tương quan như nhau chứng tỏ với mô hình Fenton với 2 hệ khác nhau và phương
pháp khử gốc tự do DPPH không có mối tương quan với nhau.
3.11. Tương quan giữa khả năng khử gốc H2O2 và hoạt tính
chống oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ
lipid/FeCl2/H2O2 của PA.
Hình 3.11. Tương quan hoạt tính chống oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ hệ lipid/FeCl2/H2O2 và khử gốc hydroperoxyde của PA.
Với hệ số tương quan R2 = 0.985, nằm trong khoảng 0.9≤ R ≤ 1 tương quan tương rất tốt, các giá trị phân bố xung quanh đường hồi quy tuyến tính
Đồng nghĩa nếu PA khử gốc hydroperoxide càng mạnh thì nó cũng có
khả năng chống oxy hóa lipid càng mạnh. Bởi lý do, hydroperoxide là một sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid hay nói cách khác nó là sản phẩm đầu tiên ở giai đoạn khởi tạo của quá trình oxy hóa lipid. Nên phương pháp khử
hydroperoxide cũng nằm trong phương pháp phân tích khả năng chống oxy hóa lipid bằng mô hình Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2 .
Từ đồ thị hình 3.7 và 3.11 ta thấy mối tương quan giữa phương pháp khử
gốc hydroperoxyde với khả năng chống oxy hóa lipid trong hệ
lipid/FeCl2/H2O2 và hệ lipid/myoglobin/H2O2 lần lượt có mối tương quan rất cao R2= 0,985 và R2= 0,979 chứng tỏ mô hình Fenton trong 2 hệ phản ứng là
như nhau . Điều này, có thể giải thích là Fe2+ trong vòng của myoglobin và Fe2+ trong phân tử FeCl2 có vai trò như nhau khi tham gia phản ứng Fenton.
Kết quả này cho thấy mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/FeCl2/H2O2 và hệ lipid/ myoglobin/H2O2 có khả năng áp dụng để đánh
giá hoạt tính chống oxy hóa của PA và cho kết quảcó độ tin cây tương tự như phương pháp đánh giá hoạt tích chống oxy hóa dựa vào khả năng khử H2O2.
3.12. Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa bằng phương
pháp FTC và hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình
Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2 của PA.
Nguyên lý của phương pháp Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2 là sử dụng FeCl2 tác dụng với H2O2 để tạo nhiều gốc tự do làm cho phản ứng oxy hóa lipid xảy ra nhanh hơn nên số liệu đo được thể hiện đo được hàm lượng peroxide cao nhất, do đó với số liệu tương ứng của phương pháp FTC là ngày
thứ 4. Từ đó vẽ được đồ thị thể hiện: Mối tương quan giữa 2 phương pháp
Hình 3.12. Tương quan hoạt tính chống oxy hóa phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ FeCl2/H2O2và phương pháp Ferric Thyocinate của
PA
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy 2 phương pháp này có mức độ tương quan
rất cao R2= 0.955, nằm trong khoảng 0.9 ≤ R ≤ 1tương quan tốt, các giá trị
nằm xung quanh đường thẳng hồi quy tuyến tính, chứng tỏ chúng có mối
tương quan tuyến tính với nhau.
Kết quả này cho thấy mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/FeCl2/H2O2 có khả năng áp dụng để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của PA và cho kết quả có độ tin cây tương tự như đánh giá khả năng chống oxy hóa lipid bằng phương pháp FTC.
Từ đồ thị 3.8 và đồ thị 3.12 thấy rằng 2 hệ số tương quan lần lượt với 2
đồ thị là R2= 0.925 và R2= 0,955 rất cao, chứng tỏ giữa thí nghiệm với mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/ myoglobin/H2O2 với hệ lipid/FeCl2/H2O2
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy có thể áp dụng mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 và hệ lipid/FeCl2/H2O2 để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của acid phytic. Cả hai phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa áp dụng mô hình phản ứng Fenton đều cho kết quả có mối tương quan rất cao với phương pháp Ferric Thyocinate và khả năng khử H2O2. Kết quả cũng
cho thấy có thể áp dụng mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2 để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của acid phytic thay cho hệ
lipid/myoglobin/H2O2.
2. Đề xuất ý kiến
Nghiên cứu này chỉ mới thực hiện đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của acid phytic nên
chưa thể kết luận khả năng áp dụng mô hình để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất khác. Vì vậy, cần nghiên cứu thực hiện đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của nhiều hợp chất khác nhau để khẳng định tính chính xác của phương pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Công Thiện, khóa luận tốt nghiệp, đánh giá hàm lượng axit phytic ở
một số giống lúa ổ địa phương và một số giống lúa đột biến bằng phương pháp
sinh hóa.
2. Lê Tiến Việt (2012), Nghiên cứu tách chiết chất chống oxy hóa từ vừng
đen và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ hạt vừng đen, Đồ án tốt nghiệp, Đại học Nha Trang
3. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, 2003. Xây dựng phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa dựa vào phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2. Báo
cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Nha Trang. 4. Bao H.N.D., Kazufumi Osako and Toshiaki Ohshima, 2012. Value-added use of mushroom ergothioneine as a colour stabilizer in processed fish meats. J Food Sci 90:1634-1641.
5. Elisa Araujo, Antonio J. Rodríguer – Malaver, Aura M. Gonzalez (
November 16, 2001).Fenton’s reagent-Mediated Degradation of Residual Kraft Liquor.
6. Graf, E., and Eaton, J.W. (1990). Antioxidant functions of phytic acid. Free Radical Biol. Med. 8(1), 61–69.
7. Irina Pavlovna Ivanov, Svetlana Vladimirovna Trofimova, Igor
Mihailovich Piskarev,Natalia Alekseevna Aristova, Olga Evgenevna Burhina, (16 December 2011), Mechanism of chemiluminescence in Fenton
reactionVol.3, No.1, 88-100 (2012)
8. Marijana Saka, Jasna Canadanovi- Brunet, Aleksandra MisanVesna
Tumbas and Đorđe Medic (July 12, 2010). Antioxidant Activity of Phytic Acid
in Lipid Model System.
9. Norhaizan ME, Ng SK ,Norashareena MS, Abdah MA. Antioxidant and
Cytotoxicity Effect of Rice Bran Phytic Acid as an Anticancer Agent on
Ovarian, Breast and Liver Cancer Cell Lines. Mal J Nutr 17(3): 367 -375, 2011. 10. Ohn f. Below, Jr., Robert E. Connick and Claude p. Coppel (November 2, 1957), Kinetics of the Formation of the Ferric Thiocyanate Complex.
contribution from the department of chemistry and the radiation laboratory, university of california berkeley.
11. Yun-Zhong Fang, Sheng Yang, and Guoyao Wu, PhD (2002). Free Radicals, Antioxidants, and Nutrition. Nutrition2002;18:872– 879. ©Elsevier Science Inc. 2002. 12.http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-nghien-cuu-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom-bang phuong-phap-oxy-hoa-nang-cao-9910/. 13.http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-danh-gia-ham-luong-axit-phytic-o-mot- so-giong-lua-dia-phuong-va-mot-so-giong-lua-dot-bien-bang-phuong-phap- 10250/
PHỤ LỤC
Bảng 1. Khả năng khử gốc tự do DPPH của PA
Bảng 2: Khả năng khử hydroperoxide của PA
Nồng độ PA(N) Bước sóng hấp thụ (nm) STDEV Nồng độ DPPH bị khử( mM) Lần1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 0 0.2472 0.2472 0.2474 0.2473 0.0001 0.0000 0.5 0.2324 0.2323 0.2333 0.2327 0.0006 0.0060 1 0.2347 0.2342 0.2349 0.2346 0.0004 0.0052 1.5 0.2316 0.2327 0.2314 0.2319 0.0007 0.0063 2 0.2346 0.2355 0.2355 0.2352 0.0005 0.0049 2.5 0.2323 0.2331 0.2316 0.2323 0.0008 0.0061 Nồng độ PA (N) Bước sóng hấp thụ (nm) STDEV Nồng độ H2O2 bị khử(%) Lần1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 0 1.128 1.1281 1.129 1.1284 0.0006 0.5 1.0442 1.0179 1.0629 1.0417 0.0226 7.68 1 0.9088 0.9522 0.9039 0.9216 0.0266 18.32 1.5 0.854 0.8268 0.8244 0.8351 0.0164 25.99 2 0.7021 0.7065 0.7298 0.7128 0.0149 36.83 2.5 0.6142 0.5958 0.6152 0.6084 0.0109 46.08
Bảng 3 : Bảng kết quả hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/ FeCl2/ H2O2
Bảng 4 : Bảng kết quả hoạt tính chống oxy hóa của PA phân tích theo mô hình Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2
Nồng độ PA (g/ml) Bước sóng hấp thụ (nm) STDEV Hoạt tính chống oxy hóa(%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 0 0.9598 0.9599 0.9498 0.9565 0.0058 0.5 0.3942 0.4058 0.3978 0.3993 0.0059 58.26 1 0.368 0.3506 0.3659 0.3615 0.0095 62.21 1.5 0.3364 0.3337 0.3412 0.3371 0.0038 64.76 2 0.3092 0.3048 0.3095 0.3078 0.0026 67.82 2.5 0.2527 0.2597 0.2603 0.2576 0.0042 73.07 Nồng độ PA (N) Bước sóng hấp thụ (nm) STDEV Hoạt tính chống oxy hóa(%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 0 0.3889 0.394 0.3892 0.3907 0.0029 0.5 0.3268 0.3178 0.3212 0.3219 0.0045 17.60 1 0.2992 0.2948 0.2873 0.2938 0.0060 24.81 1.5 0.262 0.2693 0.2536 0.2616 0.0079 33.03 2 0.238 0.21451 0.2293 0.2273 0.0119 41.83 2.5 0.173 0.1712 0.1732 0.1725 0.0011 55.86
Bảng 5.1 : Kết quả đo của phương pháp FTC
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4
0 0.6381 0.7021 0.7723 0.8291 0.6378 0.7032 0.7713 0.8223 0.6371 0.6984 0.7614 0.8254 GTTB 0.637667 0.701233 0.768333 0.8256 0.5 0.5824 0.6121 0.6524 0.6805 0.5828 0.6121 0.6512 0.6906 0.588 0.6143 0.6543 0.6875 GTTB 0.5844 0.612833 0.652633 0.6862 1 0.5312 0.5537 0.5867 0.6094 0.532 0.5582 0.5826 0.6121 0.5315 0.5581 0.5891 0.6121 GTTB 0.531567 0.556667 0.586133 0.6112 1.5 0.5047 0.5213 0.5546 0.5874 0.5032 0.5295 0.5593 0.5723 0.5043 0.5301 0.5512 0.5854 GTTB 0.504067 0.526967 0.555033 0.5817 2 0.4881 0.5013 0.5322 0.5638 0.4883 0.5043 0.5291 0.5544 0.4823 0.5121 0.5287 0.5521 GTTB 0.486233 0.5059 0.53 0.556767 2.5 0.4581 0.4713 0.5012 0.5312 0.4582 0.4721 0.5043 0.5341 0.4487 0.4754 0.5032 0.5252 GTTB 0.455 0.472933 0.5029 0.530167
Bảng 5.2: Bảng tính toán GTTB
Nồng độ(N) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4
0 0.6377 0.7012 0.7683 0.8256 0.5 0.5844 0.6128 0.6526 0.6862 1 0.5316 0.5567 0.5861 0.6112 1.5 0.5041 0.5270 0.5550 0.5817 2 0.4862 0.5059 0.5300 0.5568 2.5 0.4550 0.4729 0.5029 0.5302