Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước lý luận và thực tiễn (Trang 46)

1. Về phân định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan

Tại điều 1 của luật NSNN đưa ra khái niệm về NSNN: “…là toàn bộ khoản thu và chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định…”, cần phải quy định rõ “cơ quan có thẩm quyền” là cơ quan nào, chính phủ, bộ trưởng bộ tài chính, chủ tịch UBND cấp tỉnh… Hiện nay có một số đề xuất nên nêu rõ: “NSNN do quốc hội quyết định và giao cho chính phủ tổ chức chấp hành để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.

Nên bỏ cơ chế phân bổ hạn mức kinh phí qua các bộ mà tập trung thu gọn vào một đầu mối là bộ tài chính, phân bổ đến tận đơn vị sử dụng NSNN (đơn vị cơ sở). Vì là các bộ, ngành quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực nên sự tham gia của các bộ, ngành chủ quản chỉ là hướng dẫn các đơn vị cấp dưới lập dự toán và yêu cầu báo cáo, có quyền kiểm tra và phê duyệt quyết toán ngân sách ngành, lĩnh vực trước khi gửi Bộ tài chính. Đặc biệt cần nhấn mạnh trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thích hợp trong phạm vi của mình - một nhiệm vụ đã và đang là cấp thiết trong giai đoạn hoàn thiện luật NSNN hiện nay - đảm bảo sự hợp lý giữa các chỉ tiêu giá trị và hiện vật..

Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND:

Văn phòng giúp việc Hội đồng nhân dân tỉnh tách khỏi văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Văn phòng UBND và văn phòng HĐND nên tách biệt.

Bổ sung, chi tiết hoá các quy định hiện hành theo hướng nâng cao thực quyền "giám sát" của Hội đồng nhân dân địa phương."Giám sát" là một chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân địa phương (nhất là giám sát trên lĩnh vực tài chính, ngân sách).Trong các luật hiện hành đều có ghi nhận chức năng này (thí dụ: trong điều 25 - khoản 6 của Luật ngân sách có ghi "giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định).

Làm rõ các hình thức giám sát, thủ tục trình tự tiến hành giám sát.

Quy định rõ các vấn đề liên quan đến tổ chức các đoàn giám sát của HĐND, của các Ban (đặc biệt ban KT-NS) (chi tiết, cụ thể hoá khoản 4 điều 75 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003). Đồng thời làm rõ chế độ đặc thù cho các thành viên của Đoàn, các chuyên gia được mời tham gia đoàn giám sát.

Qui định rõ cơ chế phối hợp giữa thường trực, HĐND, các Ban, các cơ quan chính quyền trong việc tham gia và tạo điều kiện cho công tác giám sát tiến hành thuận lợi và có chất lượng cao. Nhất là trách nhiệm cung cấp thông tin.

Qui định rõ vai trò và cơ chế tham gia của mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong "giám sát" thi hành pháp luật, chế độ phân cấp quản lý (trong đó có chế độ tài chính ngân sách).

Qui định rõ thẩm quyền xử lý các vấn đề sai trái được phát hiện trong quá trình giám sát. Ở đây nổi lên vấn đề giá trị pháp lí của các văn bản của Hội đồng nhân dân. Theo luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật hiện hành. Các quyết định, chỉ thị của UBND có thể phân biệt

đâu là văn bản pháp quy, đâu là văn bản cá biệt. Hội đồng nhân dân ra nghị quyết, đặc biệt là các nghị quyết về kết quả giám sát có giá trị pháp lý đến đâu? thuộc loại văn bản nào thì không rõ.

Bổ xung, hoàn thiện một số quy chế để tăng cường khả năng kiểm soát chi của HĐND địa phương

Cải tiến phương thức lập dự toán và thảo luận dự toán giữa TW- Địa phương, tránh tình trạng địa phương lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao, Trung ương thì ngược lại (cùng có nhiều trường hợp không sát thực tế). Từ đó, trong quá trình thảo luận, bảo vệ kế hoạch tình trạng "thiếu dân chủ" xảy ra. Dự toán được duyệt không sát với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Một cải tiến có tính nguyên tắc của Luật ngân sách năm 2002 là chuyển từ chế độ "hạn mức" sang chế độ cấp phát theo "dự toán". Tuy nhiên qui trình phân bổ hiện nay vẫn còn mang dáng dấp của cấp phát hạn mức nhất là vào dịp cuối năm: Do đó cản trở việc phát huy tính chủ động của địa phương.

Tạo cơ chế phù hợp để cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát quyết toán ngân sách và cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát chi, cho thanh toán phải quan hệ chặt chẽ khắc phục tình trạng tách rời giữa 2 khâu này.

Xem xét lại quy trình chi theo dự toán trực tiếp từ kho bạc Nhà nước và trách nhiệm kiểm soát chi của kho bạc để ngăn chặn chi tiêu không hợp lý.

Xem lại qui định điều chỉnh dự toán trong nội bộ 1 mục và khả năng san sẻ giữa các nhóm sử dụng trong dự toán kinh phí.

2. Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong lập và phân bổ dự toán ngân sách

Phân cấp quản lý , chế độ định mức chi tiêu ngân sách là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu thu, chi ngân sách, điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm, đồng thời là cơ sở kiểm tra, giám sát của Nhà nước và nhân dân.

Theo quy định hiện hành thì chế độ tiêu chuẩn định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ở cấp Trung ương ban hành. Nhưng thực tế các qui định của các cơ quan trung ương lại không đầy đủ. Về nội dung nhiều qui định ban hành không bao quát được tất cả các lĩnh

vực, không sát thực tế, tính khả thi không cao, địa phương khó thực hiện, có quy định phù hợp với địa phương này, lại không phù hơp với địa phương khác.

Theo chúng tôi một mặt phải nghiên cứu ban hành hệ thống định mức, chế độ chi tiêu trên cơ sở các tiêu chí căn cứ hợp lý, mức chi bảo đảm tiết kiệm nhưng phản ánh đúng đủ chi phí tiêu hao, cơ cấu hệ thống đầy đủ toàn diện. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở các định mức chi. Phải xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn định mức thể hiện quan hệ tương quan hợp lý giữa kết quả, hiệu quả đầu ra với mức chi đầu vào. Các tiêu chuẩn định mức này có tính tổng hợp cao, gắn với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương. Hệ thống tiêu chuẩn định mức này sẽ là căn cứ để chuyển từ mô hình dự toán ngân sách theo chi phí đầu vào sang mô hình dự toán ngân sách theo kết quả, hiệu quả đầu ra.

3. Nguyên tắc

Cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:

Về phân cấp nguồn thu:

Coi trọng khu vực đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng. Nguồn thu gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách chính quyền đó. Ví dụ:

 Các khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước do trung ương và cấp tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì có thể phân cấp cho ngân sách cấp tỉnh.

 Thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh có thể phân cấp cho ngân sách cấp huyện và cấp xã.

Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ, như thuế tiêu thụ đặc biệt háng sản xuất trong nước thu từ các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã có thể chỉ phân cấp cho ngân sách xã phường thị trấn.

Phân cấp tối đa các nguồn thu trên địa bàn để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo tăng tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới, không vượt quá tỷ lệ % phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia.

Về phân cầp nhiệm vụ chi:

a. Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Việc phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho cấp huyện, xã, thị trấn phải căn cứ trình độ, khả năng quản lý và khối lượng vốn đầu tư. Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định phân cấp chi đầu tư xây dung cơ bản cho cấp dưới. Trong phân cấp đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dung các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị; trên cơ sở phân cấp, xác định nhiệm vụ chi xây dung cơ bản cụ thể cho cấp dưới.

Do tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và số bổ xung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dướiđược ổn định từ 3 đến 5 năm nên vốn đầu tư cũng cần xác định và giao ổn định cho cấp dưới, phần không ổn định để tập trung ở ngân sách cấp tỉnh để chủ động bố trí tuỳ thuộc cân đối ngân sách hàng năm.

Việc quản lý vốn đầu tư được thực hiện như sau:

Vốn đầu tư của ngân sách cấp tỉnh được quản lý tại Cục đầu tư phát triển.

Vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện và xã được giao cho cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước quản lý, cấp phát.

Nguồn vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để xây dung các công trình kết cấu hạ tầng phải được quản lý chặt chẽ. Kết quả huy động và việc sử dụng nguồn huy động phải được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

b. Phân cấp chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế cho cấp huyện.

Việc phân cấp cho cấp huyện cần că cứ vào trình độ, khả năng quản lý của cấp huyện và nguồn thu trên địa bàn, đồng thời đảm bảo kế hoạch chung của tỉnh về phát triển giáo dục- đào tạo và y tế.

Hàng năm, Sở giáo dục đào tạo, Sở y tế có trách nhiệm phối hợp với sở tài chính - vật giá lập dự toán ngân sách toàn ngành trình UBND tỉnh dể UBND tỉnh trình HĐND quyết định.

Về số bổ sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:

Ngoài những quy định trong luật, trong một số trường hợp cụ thể còn bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện một số muc tiêu nhất định như: bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ, dự án được xác định, bổ sung vốn xây dựng cơ bản cho một số công trình quan trọng để khắc phục hậu quả của thiên tai, lũ lụt…

Đối với bổ sung theo mục tiêu được giao hàng năm được giao tuỳ theo khả năng ngân sách cấp trên và yêu cầu về mục tiêu cụ thể ở từng tỉnh, huyện, xã, thị trấn, phường.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước lý luận và thực tiễn (Trang 46)