Quy trình xây dựng GAĐT hỗ trợ DHLS

Một phần của tài liệu SKKN Ứng dụng CNTT & TT kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT (Trang 106)

-Lập kế hoạch : Xác định mục tiêu sư phạm của GAĐT, xây dựng tiến

trình DH kiến thức, thu thập và phân tích thông tin, xác định nội dung và phạm vi của GAĐT, xác định công nghệ và tính năng tương tác cần thiết để đáp ứng được mục tiêu đề ra. Với các GAĐT DHLS, cần phải xác định phương pháp sư phạm áp dụng cho GAĐT, lựa chọn phương tiện phù hợp tự động hoá quá trình DH. Cần trả lời các câu hỏi : Làm thế nào để tạo tiên đề xuất phát, gợi

động cơ kích thích? Nội dung kiến thức nào cần nhấn mạnh khi xây dựng nội dung kiến thức mới? Phương thức nào giúp ôn tập, củng cố? Bằng cách nào để kiểm tra, đánh giá?

-Thiết kế cấu trúc GAĐT : Cấu trúc GAĐT là toàn bộ cấu trúc liên kết

giữa các trang, cách tổ chức, cấu trúc nội dung phù hợp với phương pháp đã nêu ra, lựa chọn các tương tác cần thiết giúp người sử dụng dễ dàng khai thác; lựa chọn các ngôn ngữ lập trình cần thiết để thể hiện các tương tác đó; phát thảo thiết kế đồ hoạ, thiết kế các trang, phân đoạn các trang thành thông tin riêng lẻ.

-Xây dựng GAĐT : Bắt đầu từ việc thiết kế các trang riêng lẻ; các công

cụ càng mạnh thì càng cho phép quản lí cấu trúc của Site tốt hơn và rất dễ dàng cho việc tạo các siêu liên kết (hyperlink). Ngoài ra, khả năng sử dụng tính năng đa phương tiện của ứng dụng là điều cần hết sức quan tâm (âm thanh, hình ảnh, vidéo …).

+ Lựa chọn công cụ : Lựa chọn các công cụ thế kế GAĐT là rất quan

trọng, các công cụ nầy phải đạt các tiêu chuẩn cơ bản : Hiện đại (là công cụ Multimedia; kết hợp âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, vidéo mới tạo ra những phần mềm có giá trị khoa học và tính sư phạm cao); Dễ thiết kế (không đòi hỏi GV phải là lập trình viên thành thạo với các ngôn ngữ lập trình bậc cao).

+ Thiết kế giao diện : Giao diện thiết kế tốt phải làm cho người sử dụng

dễ dàng tìm kiếm thông tin và thể hiện rõ nhất ý tưởng của người thiết kế, vì vậy chúng phải thoả mãn các yêu cầu sau : - Phương tiện hỗ trợ định hướng rõ ràng; - Những biểu tượng phải rõ ràng, nhất quán, các nút đồ hoạ sẽ chỉ dẫn để người sử dụng biết họ đang ở đâu trong Website; - Không có trang phụ, các trang phụ nằm sâu trong hệ thống phân cấp Website không có kết nối tới các

trang chủ hoặc các trang phụ khác làm cho người đọc không thể vào được phần còn lại của Website : - Truy cập trực tiếp, thông tin đem đến cho người sử dụng càng ít bước càng tốt. - Đối với các Website sử dụng trên các mạng diện rộng, kết nối thông qua Modem thì vấn đề băng thông và dung lượng của các trang Web gây trở ngại cho người sử dụng về thời gian truy cập trên mạng, nhưng đối với các mạng cục bộ của một trường học thì vấn đề dung lượng không cần đề cập đến, vì vậy, nên dùng nhiều tính năng đa phương tiện; - Những mô phỏng giao diện nên đơn giản, thống nhất trong hầu hết các trang Web tạo nên sự thân thuộc đối với người sử dụng; - Các tiêu đề hỗ trợ cho định hướng được áp dụng thống nhất đảm bảo tính toàn vẹn và ổn định cho GAĐT trong thiết kế. - Đảm bảo sự phản hồi và đối thoại trong quá trình truy cập. Ngoài ra, chuẩn bị cho khả năng sử dụng âm thanh và hình ảnh có thể hỗ trợ cho việc định hướng. Lựa chọn trình duyệt phổ dụng cũng là một vấn đề phải quan tâm.

-Thiết kế các Site : Thiết kế Site quyết định cho việc tổ chức thông tin

của site và được tổ chức : + Chia nội dung thành những thành phần hợp lí; + Thiết lập hệ thống phân cấp mức độ quan trọng giữa các phần; + Dùng hệ thống phân cấp đó xây dựng quan hệ giữa các phần. Trong việc thiết lập Site, bước quan trọng nhất chính là tổ chức thông tin, giúp ích cho việc thiết kế từng trang của site và quyết định sự thành công của site. Một bảng mục lục tổ chức tốt sẽ trở thành công cụ định hướng, đem lại cho người sử dụng cái nhìn tổng quan về tổ chức của thông tin được trình bày. Sử dụng những cấu trúc thông tin cơ bản : Cấu trúc tuần tự, cấu trúc lưới, cấu trúc phân cấp và cấu trúc mạng để thiết kế site.

-Thực nghiệm, đánh giá và ứng dụng GAĐT : Thực nghiệm GAĐT

cho các đối tượng cụ thể, thu nhập số liệu điều tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa đổi GAĐT và triển khai ứng dụng vào DHLS trên lớp.

Một phần của tài liệu SKKN Ứng dụng CNTT & TT kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)