Thiết kế và sử dụng GAĐT nhằm nâng cao chất lượng DHL Sở

Một phần của tài liệu SKKN Ứng dụng CNTT & TT kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT (Trang 35)

THPT

GAĐT – giáo án DH tích cực được dùng trong môi trường CNTT&TT sẽ trở thành xu thế tất yếu trong GD hiện đại. Có nhiều quan điểm đưa ra về GAĐT, nhìn chung có thể hiểu : GAĐT là giáo án được thiết kế qua máy vi tính chạy trên nền (hoặc được sự hỗ trợ) của một số phần mềm công cụ nào đó và được trình chiếu nội dung cho HS thông qua hệ thống DH đa phương tiện (máy tính – máy chiếu đa năng – màn chiếu; đầu chạy đĩa CD – vô tuyến truyền hình).

Để tránh lạm dụng CNTT&TT trong quá trình DH tích cực, cần thể hiện việc thiết kế và trình bày một GAĐT qua sơ đồ sau : “GAĐT = GADH tích cực (kế hoạch bài học tích cực) + ứng dụng CNTT&TT trong QTDH”.

3.1. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng GAĐT trong môi trường DH đa phương tiện

Nhiều năm qua Sở GD – ĐT Bình Dương đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư kinh phí mua sắm phương tiện DH hiện đại và khuyến khích mạnh mẽ CBGV thiết kế và sử dụng GAĐT, coi đây là yếu tố then chốt trong việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng ĐT. Tuy nhiên, vì đang ở giai đoạn thử nghiệm nên các trường THPT còn nhiều lúng túng, bị động trong quá trình ứng dụng CNTT&TT trong DH. Đặc biệt chưa có sự hướng dẫn việc thiết kế và sử dụng GAĐT trong PPDH tích cực.

3.2. Nhận thức của GV đối với việc thiết kế và sử dụng GAĐT hiện nay

Với ưu thế là một THPT trong những năm qua là lá cờ đầu của ngành THPT ở Bình Dương, trường THPT Dĩ An có đội ngũ GV trình độ chuyên môn tốt về tin học và sử dụng thành thạo máy vi tính. Tất cả các môn học đều có GV giảng dạy bằng GAĐT trong năm học 2007 – 2008.

Tuy nhiên trong thực tế đa số GV đều cảm thấy chưa tự tin khi thiết kế và sử dụng GAĐT, do họ chưa hiểu hoặc nhận thức chưa đúng về bản chất của GAĐT; chưa có quy trình thiết kế và sử dụng loại giáo án này, hơn nữa thiếu sự chỉ đạo thống nhất của các cấp QLGD về ứng CNTT&TT vào PPDH. Còn có quan niệm lạm dụng hoặc lầm tưởng GAĐT là thay thế cho việc thầy viết lên bảng, trò ghi qua việc “chiếu chữ”. GV có tâm lí ngại thay đổi, không suy nghĩ tìm tòi, ít đọc tài liệu, không cập nhật thông tin. Đó là những trở ngại lớn cho việc thiết kế và sử dụng GAĐT của GV hiện nay.

3.3. Thực trạng trong việc thiết kế và sử dụng GAĐT của GV

-Phần lớn các trường THPT đã làm tốt công tác chỉ đạo, khuyến khích động viên GV tích cực sử dụng GAĐT trong DH, chú trọng đầu tư CSVC, TBDH hiện đại. Tuy nhiên công tác nầy còn mang tính tự phát, không đồng nhất do GV chưa được chuẩn bị chu đáo để đón nhận tình huống thay đổi PPDH mới. Thậm chí có đơn vị mặc dù được trang bị đầy đủ TBDH nhưng GV chưa sử dụng đến. Việc ứng dụng CNTT&TT trong DH hoàn toàn phó mặc cho GV tự tìm tòi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Sự hỗ trợ, tư vấn cho GV chủ yếu là số GV tin học đang cùng công tác ở trường.

Trong quá trình GV thiết kế GAĐT cũng như thực hiện giờ dạy trên lớp còn nhiều bất cập như : bài soạn còn mang tính hình thức và đối phó chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng dự giờ, các hoạt động trên lớp còn chưa được phối hợp nhịp nhàng.

Để giảng dạy bằng GAĐT có hiệu quả, GV phải có kiến thức về tin học, ứng dụng tốt các phần mềm công cụ, song những kiến thức đó lại quá mới mẻ

với đại đa số GV, trong khi đó các cơ quan QLGD lại chưa có khả năng cung cấp các phần mềm DH cho tất cả các môn học. Hơn nữa, HS nói chung vẫn quen với cách học theo kiểu “đọc – chép” của đa số GV hiện nay, khi được học với cường độ và tốc độ cao hơn nhiều HS chưa kịp hiểu rõ những chữ trên màn hình có nghĩa gì thì những dòng chữ đó đã không còn nếu GV không kết hợp cách ghi trên bảng.

-Những GV mới tiếp cận với GAĐT, với CNTT&TT thường mắc những lỗi như : + Lỗi ở khâu chuẩn bị : chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cơ

bản trên các trang Slide (sử dụng Slide dường như chỉ để minh hoạ thay cho phấn và bảng); + Lỗi ở khâu thiết kế : số lượng Slide thường nhiều hơn mức

cần thiết (chỉ nên từ 10 đến 12 slide, tuy nhiên nội dung của bài học SGK thường quá dài và phân phối chương trình của LS lớp 11 mỗi tuần 1 tiết là chưa phù hợp để HS chuyển tải nội dung kiến thức), tốc độ lật trang nhanh, slide chứa quá nhiều chữ, kích cỡ quá nhỏ, lạm dụng các hiệu ứng chuyển động …; + Lỗi ở khâu DH trên lớp : GV quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ đến mức mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định, cứ thế thực hiện không tính đến các tình huống DH mới xuất hiện trên lớp, đòi hỏi GV phải điều chỉnh. Đặc biệt là không kết hợp hiệu quả với các PP, biện pháp khác.

3.4. Công tác thiết kế và sử dụng GAĐT

Thiết kế và sử dụng GAĐT là việc làm mới, nhưng từ CBQL đến GV chưa ai được “chuẩn bị” một cách chu đáo.

Về công tác QL việc thiết kế và sử dụng GAĐT, CBQL một số trường THPT còn coi việc này mang tính thí điểm, không tích cực xúc tiến và đẩy mạnh những nhân tố tích cực trong quá trình áp dụng bài giảng điện tử, dẫn đến việc chưa có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, không bố trí CBQL chỉ đạo sâu mảng này; chưa chú trọng đầu tư cho GV về thời gian lẫn kinh phí để thực hiện bài giảng cũng như thiết kế GAĐT, dẫn đến tình trạng GV chuẩn bị bài giảng không chu đáo, không chú ý đến việc nâng cao trình độ tin học và say mê tìm tòi để thiết kế và sử dụng GAĐT hoặc thiết kế sơ sài, đối phó khiến cho chất lượng bài giảng không cao. Riêng trường THPT Dĩ An trong năm học 2007 - 2008 được bố trí 3 phòng nghe nhìn (một phòng nghe nhìn di động sử dụng tại lớp học), 2 phòng vi tính nối mạng internet, CB phụ trách phòng máy am hiểu kĩ thuật nên hỗ trợ GV có nhu cầu soạn giảng GAĐT rất nhiều.

4. Một số biện pháp ứng dụng CNTT&TT để thiết kế và sử dụng GAĐT 4.1. Nâng cao nhận thức và khuyến khích GV sử dụng GAĐT trong DHLS

Tổ chức bồi dưỡng cho GV nhận thức sâu sắc, nắm rõ văn bản pháp quy của ngành GD – ĐT về việc ứng dụng CNTT&TT trong PPDH từ đó chuyển hoá những nội quy, quy định của đơn vị thành ý thức tự giác tự nguyện, thành trách nhiệm cá nhân, làm cho tất cả trong tập thể thừa nhận sự tất yếu và cần thiết của việc DH bằng GAĐT.

Không thể coi GAĐT chỉ là những động tác đơn thuần là bấm máy, trình chiếu thay cho hình thức trình bày trên bảng mà phải biết chọn lọc, vận dụng vào bài dạy để tăng tính hấp dẫn và nâng cao hiệu quả giờ dạy. Người thầy phải biết kết hợp một cách tinh tế giữa PPDH tích cực và sự trợ giúp của CNTT&TT. Tuyệt đối không được lạm dụng, ỷ lại vào công nghệ hiện đại mà làm “phai nhạt” chức năng của người thầy, ngược lại phải tích cực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học để biến bài giảng trừu tượng, khô khan thành giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng, dễ hiểu và mang tính hiện thực cao. Cần tổ chức nhiều biện pháp và hình thức khác nhau như : + Chia sẻ những khó khăn với GV mà kĩ năng tin học còn hạn chế; + Đưa vào chỉ tiêu thi đua đối với việc thiết kế và sử dụng GAĐT; + Tạo thời gian hợp lí, bố trí thời khoá biểu sao cho tất cả CBGV đều được sử dụng hệ thống TBDH, hệ thống mạng internet một cách hiệu quả nhất; + Xây dựng tủ sách dùng chung, có kế hoạch mua thêm tài liệu, đăng kí các loại báo, tạp chí liên quan đến ứng dụng CNTT&TT trong DH như : tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, các phần mềm DH như “phần mềm hỗ trợ đổi mới PPDH THPT” của Sở GD – ĐT Bình Dương vừa triển khai cuối năm học 2007-2008 …; + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và trình diễn kĩ thuật thiết kế GAĐT; …

4.2. Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản, phát triển kĩ năng thiết kế và sử dụng GAĐT cho CBGV

GAĐT không phải là một hình thức để GV “chiếu chữ” mà đó là sự chắt lọc các thông tin như hình ảnh, chữ viết, màu sắc, âm thanh, hình ảnh, biểu mẩu, sơ đồ … kết hợp với PPDH tích cực để làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập và kích thích tư duy người học. Muốn làm được điều đó, CBQL phải tổ chức bồi dưỡng cho CBGV các kĩ năng (KN) tin học cơ bản như : - KN sử dụng máy tính; KN vận hành máy chiếu đa năng và các TBDH hiện đại khác; - KN sử dụng các phần mềm văn phòng như MS Word; MS Exel; - KN khai thác các thông tin, hình ảnh, âm thanh … trên mạng ở các phần mềm khác để thiết kế GAĐT; - Sử dụng thành thạo MS PowerPoint để thiết kế GAĐT. Ngoài ra GV cần phải có những kiến thức, những thủ thuật làm cho bài giảng sinh động, hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đổi mới PPDH LS.

Lãnh đạo của ngành và BGH lên kế hoạch cử lần lượt GV tham gia các khoá đào tạo tin học tại đơn vị và phân công GV tin học bồi dưỡng giúp đỡ, trợ giúp, hướng dẫn sử dụng phương tiện DH hiện đại cho từng người. Thành lập một tổ có chức năng chuyên về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và PP thiết kế GAĐT. Soạn thảo một bộ tài liệu (lưu hành nội bộ) bồi dưỡng kĩ năng tin học cơ bản và ứng dụng CNTT&TT vào DH. Công tác này được giao cho tổ bộ môn tin học và một số CBGV có kinh nghiệm thực hiện; một Phó hiệu trưởng trong BGH trực tiếp phụ trách.

4.3. Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng GAĐT

-Tập huấn, bồi dưỡng cho CBGV những kiến thức cơ bản về thiết kế và

sử dụng GAĐT.

-Khái quát lại cấu trúc của giáo án DH tích cực.

-Khâu quan trọng nhất của việc thiết kế bài giảng điện tử là việc xác định mục tiêu của bài học và PP tổ chức hoạt động DH. Vì vậy, quy trình thiết

kế một bài giảng điện tử cần được thực hiện theo các bước sau : Bước 1 : Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án :

-GV cần nghiên cứu kĩ bài qua SGK, sách GV, sách BTLS và các tài liệu khác có liên quan; - Soạn giáo án (Kế hoạch bài học) theo cấu trúc của giáo án DH tích cực; - Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ khác.

Bước 2 : Viết kịch bản SP cho việc thiết kế giáo án trên máy vi tính :

Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế GAĐT. Khi thực hiện bước này GV phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động SP trên lớp của toàn bộ tiết DH và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao.

Bước 3 : Thể hiện kịch bản trên máy vi tính :

-Xử lí chuyển các nội dung trên thành GAĐT trên máy vi tính; - Sử dụng một số phần mềm công cụ tiện ích (MS Producer for PowerPoit 2003, Violet, Crocodile, ProShow Gold …) thể hiện kịch bản đã được phác hoạ (nếu GV còn hạn chế về trình độ tin học thì cần có sự hỗ trợ của người có trình độ tin học); vừa làm vừa điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được. Việc thiết kế trên máy tính phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mĩ.

Bước 4 : Xem xét, điều chỉnh thể hiện thử trên máy (chạy thử), dạy thử :

Chạy thử (từng phần và toàn bộ các Slide để điều chỉnh những sai sót về kĩ thuật trên máy tính); - Chỉnh sửa và hoàn chỉnh bài giảng điện tử; - Dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả GV và HS để có thể điều chỉnh nội dung, hình

thức thể hiện trước khi dạy chính thức. Chú ý hệ thống âm thanh và máy trình chiếu phải rõ ràng phù hợp với GAĐT.

Bước 5 : Viết bản hướng dẫn (nếu là GAĐT viết cho người khác sử dụng) :

Kĩ thuật sử dụng; ý đồ SP của từng phần bài giảng, từng Slide; PPDH, việc kết hợp với các PP khác, phương tiện khác (nếu có); hoạt động của GV và HS, sự phối hợp giữa GV và HS; tương tác giữa GV, HS và máy tính.

-Sử dụng GAĐT trong môi trường DH đa phương tiện : Ngoài việc biết

cách sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại, GV phải tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng GAĐT : + GAĐT không thể thay thế toàn bộ vai trò của GV mà chỉ là một loại hình TBDH để góp phần nâng cao chất lượng DH; + Đảm bảo mọi yêu cầu thực hiện nội dung và PPDH bộ môn LS, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS; + Nội dung chọn lọc, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu; + Có tính mở, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của HS; + Tạo sự tương tác giữa HS với máy tính.

-Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn : Xây dựng chuyên đề sinh hoạt riêng,

chuyên sâu về cách thiết kế và sử dụng GAĐT, dành một thời gian nhất định trong tổng thời gian sinh hoạt tổ để thảo luận, góp ý, đánh giá, áp dụng thử, triển khai việc thiết kế và sử dụng GAĐT (trong năm qua chúng tôi đã dạy thao giảng cho tổ chuyên môn và Sở GD – ĐT góp ý tổng cộng được 7 tiết thử nghiệm đề tài SKKN). Thứ hai hàng tuần, cán bộ phụ trách phòng máy giảng dạy GAĐT nắm được kế hoạch của GV trong tuần đăng kí sử dụng phòng máy, rà soát lại các bài dạy và đề xuất bài hoặc nội dung có thể thiết kế GAĐT hiệu quả để lên danh mục thời khoá biểu các GAĐT DH trên phòng máy. Ngoài ra tổ trưởng chuyên môn còn phân công GV xây dựng mẫu một GAĐT của một môn học (tham gia dự thi thiết kế và giảng dạy GAĐT do ngành GD tổ chức).

-KT – ĐG, rút ra bài học kinh nghiệm theo các hình thức định kì, đột xuất, thường xuyên : nhà trường tổ chức kí duyệt bài soạn trước khi lên lớp 1 –

2 ngày; BGH bố trí thời gian hợp lí cho việc KT bài soạn của GV, chú ý xem xét kĩ từng nội dung, từng phần của bài soạn, tập trung vào chất lượng của bài soạn. Việc kí duyệt bài soạn của lãnh đạo phải có sổ theo dõi rõ ràng.

-Tổng kết, thi đua khen thưởng : Thông qua các đợt thi đua như hội giảng, thi chọn GV dạy giỏi các cấp, BGH và tổ chuyên môn chọn ra những GAĐT và các bài giảng có chất lượng tốt để làm mẫu và có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời.

4.4. Tăng cường đầu tư CSVC và TBDH hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

-Huy động cộng đồng đầu tư CSVC, TBDH, xây dựng phòng học đa phương tiện. Để đưa GAĐT vào giảng dạy trong nhà trường cần làm tốt hai nội dung :

+ Làm cho HS, gia đình HS hiểu được sự nổ lực của ngành GD trong việc đáp ứng các điều kiện phục vụ cao nhất cho việc học tập của HS, từ đó tranh thủ được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần để đưa GAĐT vào giảng dạy trong nhà trường.

+ Sử dụng GAĐT trong nhà trường sẽ có tác động tích cực đến đổi mới PPDH, nâng cao vị thế, xây dựng thương hiệu của đơn vị trong nhân dân. Từ đó, tranh thủ sự ủng hộ của Hội cha mẹ HS đối với nhà trường.

Một phần của tài liệu SKKN Ứng dụng CNTT & TT kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)