Hấp phụ là một hiện tượng (quá trình) gây ra sự tăng nồng độ của một chất hoặc của một hỗn hợp chất trên bề mặt tiếp xúc giữa hai pha (rắn – khí, rắn – lỏng, lỏng – khí). Chất giữ lại chất khác trên bề mặt của nó được gọi là chất hấp phụ, ngược lại chất bị giữ lại trên bề mặt nào đó được gọi là chất bị hấp phụ.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Trường đại học Khoa học Tự nhiên
Vũ Lực,K17- KHMT 22
Có thể chia hấp phụ làm hai loại: hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
Hấp phụ vật lý: là loại hấp phụ gây ra do tương tác yếu giữa các phân tử. Lực tương tác là lực Van der Waals.
Hấp phụ hóa học: là loại hấp phụ gây ra do tương tác mạnh giữa các phân tử và tạo ra hợp chất bề mặt giữa bề mặt chất hấp phụ và các phần tử bị hấp phụ. Hấp phụ hóa học tạo ra do áp lực hóa học. Đó là các lực như lực ion, lực liên kết cộng hóa trị, phối trí…
Trong môi trường nước, quá trình hấp phụ xảy ra chủ yếu trên bề mặt của chất hấp phụ, vì vậy quá trình động học hấp phụ xảy ra theo một loạt các giai đoạn kế tiếp nhau:
- Các chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn khuếch tán trong dung dịch.
- Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp phụ chứa các hệ mao quản – Giai đoạn khuếch tán trong mao quản.
- Các phân tử bị chất hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn hấp phụ thực sự.
- Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ quyết định hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình hấp phụ.