Tồn tại nhiều hàng hóa kém chất lượng do phát hành bừa bãi

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển (Trang 48)

TTCK Việt Nam đã ra đời và hoạt động được 8 năm, tuy nhiên khoảng thời gian tốt đẹp để các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết huy động được vốn qua các đợt phát hành cổ phiếu lại không nhiều, chỉ tập trung trong hai năm 2006, 2007. Sáu năm còn lại là những khoảng thời gian được mô tả là bắt đầu tăng truởng, suy thoái, khủng hoảng và phục hồi, trong khoảng thời gian 6 năm này thì ít có cơ hội cho doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Trong hai năm 2006, 2007 tranh thủ cơ hội TTCK tăng trưởng nóng, phong trào phát hành cổ phiếu theo hình thức phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng diễn ra ồ ạt, nhiều doanh nghiệp tăng vốn liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Phong trào tăng vốn ồ ạt này có một số điểm tiêu cực :

Một số công ty đại chúng được sự tư vấn của một số CTCK đã tiến hành thổi giá cổ phiếu với những hình thức như vẽ ra triển vọng của doanh nghiệp, tô hồng sự thật và hạn chế công bố những mặt tồn tại trong hoạt động của DN. Một loại cổ phiếu kém chất lượng đáng lo ngại hơn là dạng cổ phiếu phát hành

“chui” mà lượng này khá lớn và đa dạng. Doanh nghiệp “tranh thủ” Luật Chứng khoán mới thực thi nên phát hành không xin phép, lấy Nghị Quyết ĐHCĐ đầu năm rồi triển khai phát hành rải rác trong năm, hồ sơ không đầy đủ, thậm chí thông qua ĐHCĐ không đúng cả Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.

Sự dễ dãi trong việc chấp nhận các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn cùng với sự dễ dại trong việc mua cổ phần của công chúng đầu tư đã kích thích trào lưu phát hành cổ phiếu tăng vốn, tạo ra 1 nguồn cung cổ phiếu rất lớn ra thị truờng và từ đó làm cho thị trường bị bội thực về nguồn cung cùng với việc ảnh hưởng tới sức cầu cổ phiếu.

Rất nhiều đợt phát hành cổ phiếu với giá cổ phiếu “trên trời” hay thực tế việc sử dụng vốn huy động không đúng hay không đạt kết quả như trong bản cáo bạch đã làm mất lòng tin của các nhà đầu tư.

Như vậy từ thực tế là không kiểm soát được nguồn cung cổ phiếu quá lớn cộng với việc mất niềm tin của các nhà đầu tư từ nhiều đợt phát hành là những nguyên nhân sâu xa và cơ bản làm cho TTCK gặp khủng hoảng như đã diễn ra trong thời gian qua.

Nếu thực hiện giám sát chặt chẽ hơn và có sự đồng thuận giữa các cơ quan chức năng, thì việc hạn chế ngăn chặn các hành vi vi phạm, thanh lọc được các loại cổ phiếu kém chất lượng trên TTCK sẽ hiệu quả hơn, giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro thiệt hại khi tham gia TTCK.

Từ thực tế trên mà công luận, các nhà đầu tư, các bên tham gia thị trường đã nhiều lần lên tiếng cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng, tuy nhiên vấn đề đặt ra là kiểm soát bằng cách nào cho hữu hiệu để không hành chính hoá, không tạo cơ chế xin cho, không làm mất đi cơ hội của DN mà vẫn đảm bảo chất lượng của các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)