Bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt đầu được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ ngày 01/01/2009 nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ thất nghiệp, bên cạnh đó BHTN còn hỗ trợ họ trong việc học nghề, tìm việc làm và chi trả bảo hiểm y tế (BHYT). Chính sách BHTN là sự giúp đỡ hữu hiệu đối với người lao động trong thời điểm gặp khó khăn để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, do BHTN là chính sách mới, lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam nên trong quá trình thực hiện tuy đã đạt được những kết quả nhất định song cũng còn nhiều tồn tại và gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2009 có 5,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tổng số thu là 3.510,7 tỷ đồng; năm 2010 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 7,2 triệu người tăng 20,2% so với năm 2009, tổng số thu khoảng 5.400,3 tỷ đồng; năm 2011, cả nước có 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 10,1% so với năm2010, chiếm 78,7% so với đối thượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với số thu là 5.730,3 tỷ đồng. Năm 2012 có trên 8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.Theo dự tính với các quy định về mức đóng, mức hưởng hiện hành quỹ bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo an toàn. Cuối quý II-2014, cả nước có 8,8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bằng 78,5% số người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 200.000 người. Cụ thể, số người đăng ký thất nghiệp là 164,8 nghìn người, tăng 78,1 nghìn người. Hàng tháng có 144,6 nghìn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng (tăng 69,3 nghìn người so với quý I), 7,3 nghìn người đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần, 135,5 nghìn người được tư vấn giới thiệu việc làm và 40.000 người được giới thiệu việc làm (tăng 155,6% so với quý I).

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)