Một số giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện chính sách BH thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

* Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

- Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

-Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hôi – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

* Một số giải pháp thúc đẩy việc thực thi chính sách BHTN.Qua thực tế, chính sách bảo

hiểm thất nghiệp đã chứng tỏ tính đúng đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt là từ góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng góp và kỳ vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn. Thực tế điều tra, khảo sát cho thấy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện, bảo đảm tối đa người lao động làm công ăn lương đều có quyền tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Để giải quyết những khó khăn và vướng mắc tồn động, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp:

+ Trợ cấp thất nghiệp: Theo khuyến cáo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp tăng theo tỷ lệ thuận với mức trợ cấp thất nghiệp và nếu mức trợ cấp thất nghiệp cao thì thời hạn để một người bị sa thải trở lại thị trường lao động cũng kéo dài. Do đó cần phải tính toán, cân nhắc giữa tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHTN và tỷ lệ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ số về người tham gia, tỷ lệ thất nghiệp của từng thời kì. Nhà nước cần bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp một lần, những người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nếu tìm được việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thì không được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nữa và cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần. Người thất nghiệp đã tìm được việc làm có nghĩa là họ có thu nhập để lo cho bản thân và gia đình, nếu lại được hưởng thêm khoản trợ cấp thất nghiệp một lần nữa thì không hợp lý và không đạt được mục đích của chính sách BHTN đề ra.

+ Hỗ trợ giới thiệu việc làm: trong thiện môi trường pháp lý cho hoạt động dịch vụ việc

làm trên thị trường lao động; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp giới thiệu việc làm; Hình thành hệ thống sàn giao dịch và các điểm giao dịch vệ tinh, hệ thống giao dịch việc làm trực tuyến và tạo điều kiện cho người lao động thuận lợi trong việc tiếp cận và tìm kiếm việc làm theo hệ thống này; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động trong phạm vi toàn quốc; Nâng cao hiệu qủa của công tác dự báo và phân tích thị trường lao động; Đi kèm với sự hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động là sự phát triển đồng bộ về cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.

+ Hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề: Mở rộng phát triển mạng lưới nghề theo hướng đa dạng

về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, các nghành, giữa nhu cầu đào tạo và năng lực đào tạo. Hình thành một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trọng điểm để đào tạo nhân lực trình độ cao, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề, đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với kĩ thuật, công nghệ trong sản xuất, để người lao động sau khi học xong có thể làm được ngay; Xã hội hóa công tác dạy nghề gắn liền với nơi sử dụng lao động như mô hình dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp hoặc gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực.

+ Tiếp tục tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn

trong đó có nội dung về bảo hiểm việc làm nhằm bổ sung các quy định nhằm hạn chế, ngăn ngừa thất nghiệp, đồng thời hoàn thiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và quản lý lao động...; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định về việc đăng ký có thể trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời gian tới cần gia tăng thời hạn đăng kí thất nghiệp và nộp hồ sơ cho NLĐ.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: về các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là người lao động ở vùng sâu vùng xa, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức.

- Xây dựng và thực hiện các biện pháp để quản lý lao động: Làm cơ sở cho việc xác định và nắm chắc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm: Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, hành vi lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Chuyển nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp cho cơ quan lao động và bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thất nghiệp khi đăng ký và hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Tăng cường các điều kiện để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp:Tăng cường cơ sở vật chất, cán bộ và kinh phí cho các trung tâm giới thiệu việc làm để tiếp nhận, giải quyết và quản lý người thất nghiệp.Hoàn thiện phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện trên phạm vi cả nước, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan. Cần sớm nghiên cứu và đưa vào vận hành thống nhất trong toàn quốc phần mềm quản lý lao động thất nghiệp, nhằm quản lý một cách khoa học và chặt chẽ đối với lao động thất nghiệp, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm và của doanh nghiệp. Có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các bên liên quan có sai phạm trong thực hiện bảo hiểm xã hội, những doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng và trốn tránh trách

nhiệm bảo hiểm xã hội; nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan: trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trước hết là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội,Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tài chính, Nội vụ, Công đoàn.

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)