Đối với bảo hiểm y tế tự nguyện

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 40)

- Nơi tham gia:

Liên hệ trực tiếp với các đại lý của Bảo hiểm xã hội tại UBND phường/xã/thị trấn nơi cư trú. Đăng ký tham gia mang theo hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh từ 6 tháng trở lên.

- Thời điểm đóng:

Đối với người mới tham gia BHYT tự nguyện lần đầu (kể cả tham gia lại sau một thời gian đứt quãng vì bất cứ lý do gì), các Đại lý thu phường, xã tổ chức thu tiền đóng BHYT từ ngày

25 đến ngày 30 (hoặc ngày 31 hàng tháng). Thẻ BHYT được phát hành vào tháng sau và có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng tiếp theo.

Đối với người đã tham gia BHYT từ trước (kể cả BB lẫn TN), nay tiếp tục tham gia theo hình thức TN, để đảm bảo hưởng quyền lợi BHYT được liên tục, phải nộp tiền đóng BHYT trước khi thẻ cũ hết hiệu lực ít nhất 10 ngày. Các Đại lý thu phường, xã tổ chức thu tiền đóng BHYT từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng sau.

2.2.4. Quỹ BHYT

Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế

1. Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này. 2. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế.

3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 4. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Quản lý quỹ bảo hiểm y tế

1. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ bảo hiểm y tế.

Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

1. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng cho các mục đích sau đây: a) Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

b) Chi phí quản lý bộ máy tổ chức bảo hiểm y tế theo định mức chi hành chính của cơ quan nhà nước;

c) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả; d) Lập quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai năm trước liền kề.

2. Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì được sử dụng một phần kết dư để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương.

3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

2.2.5. Đánh giá

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 5-2013, số người tham gia BHYT là 62 triệu, đạt tỷ lệ 68% dân số. Các nhóm đối tượng chính sách (người nghèo, đồng bào dân tộc, trẻ em...) đều được cấp thẻ BHYT miễn phí. Năm 2012, người cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng BHYT, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế thông qua BHYT. Chất lượng khám chữa bệnh (KCB), nhờ đó từng bước được cải thiện; quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được bảo đảm.

Tuy nhiên, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ bao phủ BHYT như trên vẫn ở mức thấp trong khi sự tuân thủ quy định về BHYT chưa cao. Khu vực doanh nghiệp mới có 53% số người lao động tham gia BHYT, vẫn còn nhiều đơn vị trốn đóng BHYT, nợ đọng kéo dài. Các quy định về điều kiện tham gia BHYT tự nguyện chưa hợp lý nên không khuyến khích được người dân tham gia lâu dài, liên tục. Người thuộc hộ cận nghèo, dù đã được ngân sách hỗ trợ 70% mức đóng nhưng cũng chỉ có gần 20% số người tham gia. Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT đạt tỷ lệ 25% và vẫn còn tình trạng "lựa chọn ngược", tức là chỉ khi ốm đau, mắc bệnh mới tham gia BHYT. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, hiện nay, người dân chưa coi BHYT như là "bùa hộ mệnh" của mình nên việc mua BHYT còn nặng tính đối phó.

Tình trạng nói trên có nguyên nhân do chất lượng KCB nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu, thủ tục còn phiền hà, phân biệt đối xử khi khám bệnh bằng BHYT, tình trạng quá tải ở cơ sở y tế tuyến trên còn phổ biến… Đó chính là những nguyên nhân quan trọng khiến người dân chưa mặn mà với BHYT.

Quốc hội khóa XIII , kỳ họp thứ 7 vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực y tế, đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn. hợp liên ngành Y tế - Bảo hiểm xã hội – Tài chính trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thự hiện chính sách bảo hiểm y tế chưa tốt, hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực y tế chưa cao.

So với Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (năm 2008), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế có một số quan điểm quan trọng có tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và tính bền vững của quỹ bảo hiểm y tế để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Luật có những điểm mới như quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; mở rộng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế và mức hưởng bảo hiểm y tế; mở thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và quy định cụ thể về việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 40)