Thực hiện công tác đánh giá và xác định giá trị công việc

Một phần của tài liệu Tăng cường hoàn thiện công tác tiền lương tại chi nhánh công ty TNHH một thành viên dịch vụ lữ hành Saigontourist tại Hà Nội (Trang 52)

M TS G II PH P NH HON TH IN CÔNG TC TI NL NGỘ ÁỀ ƯƠ

3.1.1. Thực hiện công tác đánh giá và xác định giá trị công việc

- Lý do chọn giải pháp:

Bản chất của việc đánh giá công việc là đo lường giá trị và tầm quan trọng của mỗi loại hình công việc liên hệ với các công việc khác trong Công ty nhằm mục đích xác định mức lương và mức độ chênh lệch về lương. Giá trị của công việc được xác định dựa vào cả điều kiện bên trong và bên ngoài. Đánh giá công việc quan tâm đến công việc, chứ không phải con người thực thi công viêc đó. Đánh giá công việc nhằm mục tiêu:

+ Sắp xếp các vị trí vào các nhóm thích hợp

+ Cân đối giữa các nhân viên mới, khuyến khích nhân viên

+ Tạo sự linh hoạt hợp lý trong việc phù hợp với những thay đổi trong hệ thống chi trả

+ Tạo lập một hệ thống kế toán và ngân sách cho công tác nhân sự

+ Bảo đảm là việc trả lương giữa các hệ thống khác nhau không vuợt khỏi các mức quy định.

Mà công tác đánh giá và xác định giá trị công việc của Công ty vẫn chưa được quan tâm thực hiện. Vì vậy, công ty cần đánh giá và xác định giá trị công việc một cách đầy đủ, chính xác hơn có như vậy thì mới giúp cho việc trả lương của công ty công bằng, khuyến khích lao đông làm việc tốt hơn.

- Nội dung của giải pháp:

+ Lựa chọn công việc được xếp loại + Cung cấp bản mô tả công việc + Lựa chọn người đánh giá + Sử dụng phương pháp xếp loại

+ Đưa ra bản hướng dẫn áp dụng cho các mức xếp loại khác nếu không có tiêu chí riêng

+ Xếp loại công việc

Xếp loại công việc là phân loại các nhóm công việc thành các loại lao động theo mức độ quan trọng của năng lực và các yêu cầu về kiến thức cơ bản của họ. Phân loại các nhóm công việc riêng rẽ mà yêu cầu kiến thức giống nhau được gọi là phân loại công việc.

Định giá cho công việc – thiết lập mức lương. Đây là quá trình xác định cho mỗi mức lương, đưa ra một sự khác biệt về tiền lương một cách hợp lý. Khác biệt về các yêu cầu về khả năng, về kiến thức, khác biệt trong việc thực thi và độ tin cậy của các cá nhân. Để thực hiện định giá cho công việc, cần xem xét những nhân tố dưới đây:

+ Cạnh tranh về lương

+ Các yêu cầu về mặt pháp lý + Chi phí cho cuộc sống + Năng suất lao động + Khả năng chi trả

+ Các nhân tố phi kinh tế như là thâm niên công tác

- Ý nghĩa: Kết quả của đánh giá giá trị công việc là cơ sở quan trọng để thiết lập

nhóm/ngạch lương, xây dựng thang bảng lương nhằm đảm bảo trả lương công bằng, khuyến khích lao động và có luận cứ thuyết phục.

- Điều kiện áp dụng giải pháp:

Để đánh giá và xác định giá trị công việc một cách chính xác, Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

Phân tích và mô tả công việc một cách rõ ràng, đầy đủ, sát thực sẽ là cơ sở quan trọng để xác định giá trị công việc đối với từng chức danh. Các yếu tố đều được đánh giá một cách chính xác nhất. Điều này có thể thực hiện bằng các phương

pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi…..qua đó, người lao động biết rõ mình phải làm gì và Công ty mong đợi gì từ họ.

Việc đánh giá và xác định giá trị công việc thường gây tâm lý lo sợ mất việc hoặc bị giảm lương ở một bộ phận người lao động nào đó. Do đó hội đồng tiền lương nên chuẩn bị kỹ công tác tuyên truyền, phổ biến để người lao động hiểu và ủng hộ quá trình thực hiện đánh giá và xác định giá trị công việc của Công ty.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoàn thiện công tác tiền lương tại chi nhánh công ty TNHH một thành viên dịch vụ lữ hành Saigontourist tại Hà Nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w