Những hạn chế của việc vận dụng chế độ hiện hành vào hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.DOC (Trang 31)

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

3.1.2 Những hạn chế của việc vận dụng chế độ hiện hành vào hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

nhập doanh nghiệp:

3.1.2.1 Về tài khoản:

Hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng bởi nhiều quy định khác nhau, song nổi bật nhất là việc bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản theo mẫu thống nhất. Việc chuẩn hoá hệ thống kế toán bằng hệ thống tài khoản và báo cáo thống nhất đã được nhiều Quốc gia áp dụng. Tại các quốc gia này, thông tin được sử dụng không chỉ từ cổ đông, chủ nợ,.. mà chủ yếu được sử dụng bởi nhà nước để xây dựng và ban hành các chính sách vĩ mô. Nhờ hệ thống tài khoản và báo biểu thống nhất, người ta có thể dễ dàng truy cập các thông tin cần thiêt để quản lý vĩ mô, bên cạnh đó còn giúp cơ quan thuế quản lý và thu thuế hiệu quả nhất. Do vậy việc tiếp tục chuẩn hoá hệ thống kế toán Việt Nam thông qua việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán là bước đi đúng đắn.

3.1.2.2.Về công tác quản lý hoá đơn, chứng từ:

Hiện nay doanh nghiệp được phép lựa chọn và đăng ký hình thức sử dụng hoá đơn ngay từ khi đăng ký cấp mã số thuế. Khi sử dụng hoá đơn tự in, doanh nghiệp vừa tự quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp mình. Thực tế qua nhiều năm qua đã cho thấy chưa có hiện tượng mua, bán hoá đơn đối với các doanh nghiệp sử dụng hoá tự in, vì trên loại hoá đơn này đã thể hiện đầy đủ thương hiệu, logo, mã số, tài khoản,… nên một doanh nghiệp khác muốn sử dụng cũng không thể được.

Tuy nhiên quy trình đăng kí tự in hoá đơn mới lại đi ngược lại chủ trương nói trên do những quy định, thủ tục chồng chéo phức tạp qua nhiều khâu như: đăng ký tự in hoá đơn, đăng kí mẫu hoá đơn, kí hợp đồng in hoá đơn, thanh lý hợp đồng in hoá đơn, thông báo phát hành hoá đơn, đăng ký lưu hành và sử dụng hoá đơn tự in. Chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đăng ký tự in cũng như việc doanh nghiệp chọn giải pháp tự in hoá đơn nhằm tiết kiệm thời gian, đơn giản hoá thủ tục trong khâu mua hoá đơn. Nhưng với quy trình đăng kí tự in và sử dụng hoá đơn tự in trong chế độ

quản lý, sử dụng hoá đơn mới ban hành thì người sử dụng hoá đơn tự in khó có thể đạt được mục tiêu này, hơn nữa, với khối lượng hoá đơn in ra, người sử dụng sẽ bị khống chế khối lượng hoá đơn tự in được đăng ký lưu hành sử dụng theo từng ky từ 1-3 tháng căn cứ theo nhu cầu sử dụng hóa đơn. Trong những năm gần đây, việc vi phạm về hoá đơn diễn ra khá phổ biến và phức tạp, ví dụ như việc lập hoá đơn chậm, ghi sai lệch thông tin giữa các liên trên hoá đơn, chuyển nhượng hợp đồng in hoá đơn, làm mất hoá đơn,…Việc in, phát hành, bán hoá đơn của các của các cơ quan thuế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, vẫn thiếu về chủng loại, hạn chế về số liên, khó mua được đủ số lượng.

3.1.2.3 Các khoản chi được trừ của HĐKD:

Các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và các khoản chi phí khác mức khống chế tối đa không quá 10% tổng chi phí. Tuy nhiên, việc qui định trên tạo điền kiện cho việc quản lý của nhà nước về hoạt động này nhưng chưa thực xác đáng vì đối với những doanh nghiệp có nhu cầu lớn về hoạt động quảng cáo thì việc qui định có thể giảm đi hiệu quả của quảng cáo.

Về lực lượng thuê ngoài, thuê theo phương thức thuê mướn theo vụ việc có tình trạng chấm công và trả lương không trung thực do việc thoả thuận của người đi thuê với người thuê sẽ làm tăng khoản chi phí trừ vào doanh thu chịu thuế.

Về khoản chi phí sản xuất chung tại các doanh nghiệp có nhiều tổ đội sản xuất, các đội sẽ tập hợp chi phí sản xuất chung tại các doanh nghiệp có kèm theo chứng từ gốc và bảng kê chi phí. Nhưng ở đội vó rất nhiều khoản nên rất khó kiểm soát.

Về việc tính chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó có khoản chi hội họp, tiếp khách mà công ty đã kê khai khống đã gây ra việc làm lợi nhuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế trên thực tế có nhiều khoản có hoá đơn nhưng đã không chi.

3.1.2.4 Khó khăn trong hạch toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán số 17:

Với chuẩn mực kế toán khác doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiễn sau khi có thông tư hướng dẫn. Đối với chuẩn mực kế toán số 17- thuế TNDN được các doanh nghiệp cho là rất khó áp dụng ngay cả khi đã có thông tư hướng dẫn. Một trong những lý do chính là do doanh nghiệp chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán thuế TNDN. Chuẩn mực số 17 chỉ qui định các nguyên tắc trong hạch toán thuế TNDN. Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn chi tiết hạch toán thuế vào từng khoản thì lại chưa hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Cụ thể khi giải thích

hai khái niệm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cả chuẩn mực và thông tư đều chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán, tức các khoản mục trên báo cáo kinh doanh. Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, tức các khoản trên bảng cân đối kế toán. Sự thiếu đồng bộ này khiến cho các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập hoãn lại. Những lúng túng này sẽ có thể tránh được nếu như những người làm công tác kế toán phân biệt rõ được giữa nguyên tắc kế toán thuế và phương pháo kế toán thuế TNDN. Tuy nhiện, do những chênh lệch này có tính chất luỹ kế qua nhiều kì kế toán nên việc xác định chênh lệch trực tiếp thông qua báo các kết quả kinh doanh rất phưc tạp và kém hiệu quả. Thay vào đó phương pháp bảng cân đối kế toán được sử dụng để xác định chênh lệch tạm thời thông qua việc sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả.

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.DOC (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w