Ưu điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.DOC (Trang 30)

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

3.1.1Ưu điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế TNDN là một loại thuế mới nhưng đó thế hiện được nhiều ưu điểm. Tác dụng to lớn của việc thực hiện chính sách thuế là góp phần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh với hiệu quả ngày càng cao. Để khuyến khích sản xuất và cân bằng cơ cấu kinh tế thì chính sách có nhiều ưu đãi: Cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế TNDN 2 năm đầu, được giảm 50% trong 2 năm nữa. Nếu đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi miễn thuế giảm thuế dài hơn. Ngoài ra còn miễn giảm thuế do các trường hợp đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ cải thiện môi trường sinh thái nâng cao năng lực sản xuất. Các dự án đầu tư sản xuất có giá trị hàng xuất khẩu đạt trên 30% thì được giảm thuế TNDN. Các khoản môi giới xuất khẩu chi trả cho người nước ngoài được tính vào chi phí hợp lý, miễn giảm thuế đối với trường hợp xuất khẩu năm đầu tiên, xuất khẩu mặt hàng mới, xuất khẩu vào thị trường mới… Nhằm khuyến khích mạnh mẽ đầu tư sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Thông qua việc ưu đãi miến giảm thuế TNDN, thuế sử dụng đất với mức độ khác nhau, chính sách thuế khuyến khích các dự án đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp đầu tư vào khu chế xuất, vào khu công nghiệp cao, vào vùng nông thôn, đầu tư vào các sản phẩm công nghiệp trọng điểm sản xuất phần mềm, đầu tư vào giáo dục và y tế. Từ đó tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội, phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, thu hút lao động, giải quyết việc làm nhằm xoá đói giảm nghèo. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng dần tỉ trọng công nghiệp dịch vụ trong nền sản xuất xã hội, tạo điều kiện tăng nhanh số thu Ngân sách từ đó có điều kiện dành nguồn ngân sách để nhà nước đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là mối quan hệ hai

chiều thúc đẩy cùng nhau phát triển. Sản xuất kinh doanh phát triển đã tạo cơ sở cho việc tăng thu Ngân sách Nhà nước với những bước tăng trưởng cao. Nhờ đó đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước và dành một phần chi cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.DOC (Trang 30)