Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện long thành tỉnh đồng nai (Trang 60)

35 Kết quả phân lập vi khuẩn

Bảng 4.7. Kết quả phân lập vi khuẩn

Streptococcus spp Pasteurella

multocida Haemophilusparasuis

Số mẫu phân tích (n) n = 8 Số mẫu dương tính (+) 4 4 2

Hình 4.5: Heo chảy máu mũi miệng Hình 4.6: Hạch bẹn sưng to

Hình 4.11: Phổi dính sườn Hình 4.12: Phổi viêm hoại tử

Hình 4.7: Tim nhão Hình 4.8: Phổi nhục hóa và màng phổi có fibrin

Tỉ lệ (%) 50,00 50,00 25,00

Qua bảng 4.7 và phụ lục 7 chúng ta ghi nhận được trong 8 mẫu phân lập có 7 mẫu dương tính, trong đó Streptococcus spp và Pasteurella multocida có tỉ lệ cao nhất (50,00%), sau đó đến Haemophilus parasuis chiếm tỉ lệ thấp nhất (25,00%).

Trong số các mẫu phân lập có 2 mẫu ghép Streptococcus spp + Pasteurella multocida, 1 mẫu ghép Streptococcus spp + Haemophilus parasuis, có 1 mẫu âm tính. Theo Thacker (2000), nhiễm trùng riêng lẻ hay nhiễm trùng kép ảnh hưởng đến tăng trưởng và đáp ứng đối với vắc xin và nhạy cảm với những bệnh truyền nhiễm khác. Vi khuẩn Streptococcus spp là vi khuẩn cơ hội trên cơ thể thú khi thú giảm sức đề kháng sẽ xâm nhập gây bệnh nên khi phân lập thường xuất hiện tỉ lệ rất cao. Theo Lê Văn Tạo ( 2005), vi khuẩn Streptococcus sppthường gây bệnh thể bại huyết, bệnh đường tiêu hóa và gây nhiễm trùng tại chỗ như: viêm màng não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc ở heo, đặc biệt đối với heo 7 – 10 ngày tuổi. Bệnh truyền từ heo này sang heo khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Heo con bị bệnh có thể do lây nhiễm từ heo mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường máu.

Vi khuẩn Pasteurella multocida thường được tìm thấy trong những bệnh đường hô hấp trên heo và chúng bao gồm những chủng có khả năng sản xuất độc tố và không sản xuất độc tố. Tất cả những chủng này đều có thể gây bệnh hô hấp trên heo khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Nhưng những chủng không sản xuất độc tố thường là mầm bệnh cơ hội kế phát sau những bệnh như viêm phổi địa phương hoặc hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo. Theo Trần Thanh Phong (1996),

Pasteurella multocida là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng. Pasteurella multocida thường phối hợp gây bệnh với nhiều vi sinh vật gây bệnh khác nhất là

Mycoplasma hyopneumoniae trên heo.

Vi khuẩn Haemophilus parasuis có mặt thường xuyên trong đường hô hấp của heo khỏe mạnh và chỉ gây bệnh khi có yếu tố mở đường như stress, thay đổi thời tiết, thức ăn….Dưới ảnh hưởng của stress, sự xâm nhiễm của vi khuẩn hoặc vi rút

khác, Haemophilus parasuis có khả năng gây nhiễm trùng toàn bộ cơ thể.

Theo Cù Hữu Phú và cộng sự (2005), kết quả phân lập từ dịch ngoáy mũi từ những heo khỏe được 5/5 loại vi khuẩn: Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica, Haemophilus parasuis, Actinobacillus, Streptococcus, trong đó tỉ lệ

Pasteurella multocida chiếm tỉ lệ cao nhất 8,86%, kế đến Bordetella bronchiseptica

chiếm tỉ lệ 8,49%, thấp nhất là Haemophilus parasuis 4,98%. Điều này cho thấy vi khuẩn thường xuyên cư trú tại niêm dịch đường hô hấp trên của heo và chỉ gây bệnh khi có đủ các yếu tố cần thiết như: độc lực vi khuẩn, sức đề kháng con vật giảm, yếu tố mở đường,…Còn kết quả phân lập từ phổi hay hạch phổi chỉ xuất hiện 4/5 loại vi khuẩn: Bordetella bronchiseptica, Haemophilus parasuis, Actinobacillus,

Streptococcus trong đó Streptococcus chiếm tỉ lệ cao nhất (15,09%), thấp nhất là

Bordetella bronchiseptica, Actinobacillus (0,19%).

Qua kết quả trên, cho thấy vi khuẩn tồn tại ở đường hô hấp và hiện diện trong môi trường chăn nuôi gồm nhiều loại khác nhau, phổi là cơ quan trao đổi khí, thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài nên rất nhạy cảm với mầm bệnh. Do đó khi cơ thể yếu đi (giảm sức đề kháng) thì các vi khuẩn sẽ tấn công vào phổi làm bị thương và suy yếu chức năng của phổi. Các vi khuẩn này cũng có thể từ các vết thương theo máu và gây bệnh.

36 Kết quả thử kháng sinh đồ

Chúng tôi tiến hành thử kháng sinh đồ những mẫu phổi được mổ khám nhằm xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên heo.

Bảng 4.8 Tỉ lệ vi khuẩn đường hô hấp nhạy cảm với kháng sinh

Tỉ lệ ( %) Streptococcus spp Pasteurella multocida Haemophilus parasuis Kháng sinh ( n= 4) ( n= 4) ( n= 2) Gentamicin 50,00 (2/4) 50,00 (2/4) 50,00 (1/2) Tetracycline 25,00 (1/4) 50,00 (2/4) 50,00 (1/2) Kanamycin 25,00 (1/4) 25,00 (1/4) 50,00 (1/2) Oxytetracycline 25,00 (1/4) 25,00 (1/4) 50,00 (1/2) Sulfatrim 25,00 (1/4) 100,00 (4/4) 0,00 (0/4)

Norfloxacin 50,00 (2/4) 100,00 (4/4) 75,00 (3/4) Amoxicillin 75,00 (3/4) 100,00 (4/4) 75,00 (3/4) Ampicillin 75,00 (3/4) 100,00 (4/4) 75,00 (3/4) Penicillin 75,00 (3/4) 100,00 (4/4) 75,00 (3/4) Spectinomycin 100,00 (4/4) 100,00 (4/4) 100,00 (4/4) Doxycycline 75,00 (3/4) 100,00 (4/4) 75,00 (3/4) Enrofloxacin 50,00 (2/4) 50,00 (2/4) 100,00 (4/4) Florfenicol 0,00 (0/4) 50,00 (2/4) 75,00 (3/4) Tiamulin 25,00 (1/4) 100,00 (4/4) 0,00 (0/4) n= số mẫu thử kháng sinh đồ.

Qua bảng 4.8, chúng tôi nhận thấy 3 vi khuẩn phân lập hầu hết vẫn còn nhạy cảm với các kháng sinh hiện đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy Haemophilus parasuis kháng với kháng sinh sulfatrim và tiamulin, Streptococcus spp đề kháng với florfenicol. Tuy nhiên, một số kháng sinh vẫn còn có tác động trên các vi khuẩn này như norfloxacin, amoxicilin, ampicillin, penicillin, doxycycline, gentamicin, enrofloxacin và spectinomycin (tỉ lệ nhạy lớn hơn 50%). Đặng Xuân Bình và ctv (2010) Pasteurella multocida phân lập ở heo một số tỉnh miền núi phía Bắc đề kháng với hầu hết các kháng sinh gồm: colistin, neomycin, spectinomycin, trimethoprim, ampicillin, norfloxacin và gentamicin. So sánh các kết quả thì có thể giải thích được là vì do tập quán chăn nuôi cũng như bổ sung kháng sinh trong thức ăn hoặc nước uống để phòng bệnh.

Việc khảo sát hiệu quả thuốc kháng sinh đối với 3 loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh đường hô hấp Streptococcus spp, Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis sẽ giúp cho việc sử dụng kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh. Tuy nhiên các kháng sinh này có sử dụng được lâu dài hay không là điều không thể nói trước khi tỉ lệ nhạy chỉ mang tính tương đối. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường chăn nuôi, thời tiết, sức khỏe vật nuôi và đặc biệt là việc phối hợp các kháng sinh trong điều trị.

Hình ảnh mô học của mẫu phổi heo mổ khám: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37 Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị bệnh hô hấp trên heo tại trại

Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã theo dõi, đánh dấu những heo bệnh hô hấp và tiến hành điều trị. Những heo bệnh này được điều trị như sau: Bio- Linco-S (lincomycin + spectinomycin, liều 1ml/10kgP), Amoxiniject LA (amoxicillin, liều 1ml/10kgP), Marbovitryl (marbofloxacin, liều 1ml/10kgP) hoặc ASI- Enrofloxacin 10% ( enrofloxacin, liều 1ml/10kgP), …

Bên cạnh đó trại còn kết hợp các trộn vào cám các loại kháng sinh như: amoxicillin, lincomycin, colistin… để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh hô hấp cho toàn đàn.

Ngoài ra còn kết hợp với các loại thuốc giảm ho, kháng viêm, hạ sốt như: B- Complex, ASI-Anagin C, Camphol, Codein,.... Đồng thời chúng tôi tiến hành cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và tăng cường sưởi ấm cho heo bệnh.

Bảng 4.9: Tỉ lệ con điều trị khỏi bệnh, tỉ lệ tái phát, tỉ lệ chết Giai đoạn I (25 – 70 ngày) II (71 – 120 ngày) P

Hình 4.11: Mô phổi bình thường Hình 4.12: Viêm phế quản phổi Bạch cầu trong lòng phế quản, mạch máu xung huyết, mô xung quanh phế quản dày lên.

Chỉ tiêu Số con điều trị(n) 104 23 Số con khỏi bệnh(n) 97 21 Tỉ lệ khỏi bệnh(%) 93,27 91,3 > 0,05 Tổng số ngày điều trị (ngày) 480 126 Số ngày điều trị trung bình (ngày) 3,5 4,5 <0,001 Số con tái phát 33 5 Tỉ lệ tái phát(%) 34,02 23,81 >0,05 Số con chết 6 2 Tỉ lê chết(%) 5,77 8,7 >0,05

Qua bảng 4.9 chúng tôi ghi nhận như sau:

Tỉ lệ khỏi bệnh bình quân chiếm tỉ lệ rất cao 92,29%, trong đó tỉ lệ khỏi bệnh ở giai đoạn I (93,27%) cao hơn ở giai đoạn II (91,30%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P >0,05). Kết quả này cao hơn của Nguyễn Phước Duy (2011) là 77,60%, thấp hơn Trần Thị Phượng (2012) là 94,81%, thấp hơn của Trần Văn Viên (2009) là 94,00%. Sự khác biệt này có lẽ do thời gian, địa điểm và liệu pháp điều trị ở mỗi trại khác nhau.

Số ngày điều trị bình quân của cả hai giai đoạn (4 ngày), trong đó số ngày điều trị trung bình ở giai đoạn I (3,5 ngày) thấp hơn số ngày điều trị trung bình ở giai đoạn II (4 ngày). Sự khác biệt này rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P <0,001). Kết quả này thấp hơn so với các kết quả của Trần Văn Viên (2009) là 6,25 ngày, cao hơn của Nguyễn Phước Duy (2011) là 3,08 ngày, cao hơn của Trần Thị Phượng (2012) là 2,79 ngày. Điều này có thể giải thích do đặc điểm về liệu pháp điều trị khác nhau ở các trại và thời điểm chữa trị heo bệnh cũng khác nhau.

Tỉ lệ tái phát bình quân khá cao (28,92%), trong đó tỉ lệ tái phát ở giai đoạn I (34,02%) cao hơn giai đoạn II (23,81%), sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P >0,05). Kết quả này cao hơn của Nguyễn Phước Duy (2011) là 24,39%, cao hơn của Trần Thị Phượng (2012) là 13,79%, thấp hơn của Trần Văn Viên (2009) là 29,53%. Điều này có lẽ do trong trại tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh trên đường hô hấp và điều kiện thời tiết không phù hợp, mật độ nuôi cao, thời gian

trống chuồng ngắn…nên thú dễ tái phát bệnh lại. Ở giai đoạn I heo nhỏ nên sức đề kháng yếu nên tỉ lệ tái phát cao hơn ở giai đoạn II.

Tỉ lệ chết của hai giai đoạn chiếm tỉ lệ khá cao (14,47%), trong đó giai đoạn I (5,77%) thấp hơn giai đoạn II (8,70%), sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Điều này có thể do giai đoạn II heo mang bệnh đều ở thể mãn tính và trường hợp mắc nặng nên tỉ lệ chết cao hơn ở giai đoạn I. Kết quả này cao hơn của Trần Thị Phượng (2012) là 3,11%, cao hơn của Trần Văn Viên (2009) là 12,00%.

Chương 1

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1.1 Kết luận

Qua quá trình khảo sát tình hình bệnh hô hấp ở heo cai sữa từ 25 ngày tuổi đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai chúng tôi rút ra được kết luận như sau:

Tỉ lệ heo có biểu hiện triệu chứng hô hấp khá cao (79,94%), trong đó tỉ lệ heo có triệu chứng ho chiếm tỉ lệ cao nhất (71,25%), kế đến là triệu chứng thở bụng (5,00%) và thấp nhất là tỉ lệ heo có triệu chứng ho kết hợp thở bụng (3,13%).

Tỉ lệ ngày con có các triệu chứng hô hấp khá cao, trong đó tỉ lệ ngày con có triệu chứng ho chiếm cao nhất (6,40%), tỉ lệ ngày con có triệu chứng thở bụng (3,50%), tỉ lệ ngày con có triệu chứng ho kết hợp thể bụng (6,00%).

Ngoài bệnh hô hấp, tỉ lệ heo mắc các bệnh khác chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ heo bệnh mắc bệnh tiêu chảy chiếm cao nhất (60,30%), kế đến là tỉ lệ heo bệnh mắc bệnh viêm da (11,25%) và thấp nhất là tỉ lệ heo bệnh mắc bệnh viêm khớp (6,88%).

Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh khá cao, giai đoạn I (93,27%), giai đoạn II (91,30%), số ngày điều trị trung bình là 4 ngày.

Tỉ lệ heo tái phát trung bình khá cao ( 28,92%), trong đó tỉ lệ tái phát giai đoạn I (34,02%) cao hơn giai đoạn II (23,81%).

Tỉ lệ chết của hai giai đoạn chiếm tỉ lệ khá cao (14,47%), trong đó giai đoạn I (5,77%) thấp hơn giai đoạn II (8,70%).

Kết quả phân lập vi khuẩn từ phổi heo bệnh hô hấp cho thấy Streptococcus

spp và Pasteurella multocida chiếm tỉ lệ cao nhất (50,00%), thấp nhất là

Haemophilus parasuis chiếm tỉ lệ (25,00%).

Kết quả thử kháng sinh đồ từ vi khuẩn phân lập trên các mẫu phổi heo bệnh hô hấp cho thấy ba vi khuẩn Streptococcus spp, Pasteurella multocida, Haemophilus

parasuis hầu hết có độ nhạy cảm cao với các kháng sinh norfloxacin, amoxicilin, ampicillin, penicillin, doxycycline, gentamicin, enrofloxacin và spectinomycin (tỉ lệ nhạy lớn hơn 50,00%).

1.1 Đề nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần khảo sát lập lại nhiều hơn, thời gian dài hơn, giữa các tháng trong năm để biết được tỉ lệ heo hô hấp giữa các tháng.

Nên không điều trị vài con có triệu chứng bệnh hô hấp, sau đó phân lập vi sinh, tiến hành thử kháng sinh đồ và kiểm tra huyết thanh học để làm rõ thêm các nguyên nhân gây bệnh từ đó có phương hướng và biện pháp điều trị chính xác và hiệu quả hơn.

Khi heo mắc bệnh cần phải đánh giá cho đúng tình trạng bệnh, nguyên nhân, tác nhân vi sinh vật gây bệnh, ... để áp dụng các biện pháp phòng và điều trị thích hợp

Việc chọn lựa kháng sinh sử dụng một cách cẩn thận, theo đặc điểm sử dụng kháng sinh của mỗi trại.

Cần thực hiện cùng vào cùng ra, không nên nuôi nhiều lứa heo trong cùng một dãy.

Nên thực hiện tiêm phòng đủ và đúng thời gian quy định.

Công tác quản lý trại được chú trọng, cần chú ý đến một số khía cạnh quản lý như sau: mật độ nuôi, quy mô đàn,, môi trường (vệ sinh tiêu độc, nhiệt độ, ẩm độ, nồng độ khí NH3, bụi, thông thoáng, ...), dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi, chọn giống, thay thế đàn nái hợp lý, hạn chế nguồn nhập heo...

Nên thay kim tiêm giữa các lô

Nâng cấp hệ thống chuồng trại, đảm bảo phù hợp nhu cầu số lượng đàn heo để tránh quá tải, mật độ nuôi dày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần Tiếng Việt

1. Võ Thị Trà An, 2010. Dược lý Thú Y. Tủ sách Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. 2. Phan Quang Bá, 2006. Cơ thể học I. Tủ sách Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

3. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hà Và Lê Bá Hiệp, 2010. Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida ở gia súc một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Khoa học kỹ thuật thú y tập XVII.

4. Trần Văn Chính, 2007. Hướng dẫn thực tập phần mềm thống kê Minitab 16.0 for windows. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

5. Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006. Giáo trình sinh lý vật nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

6. Đỗ Tiến Duy, 2004. Chẩn đoán Mycoplasma hyopneumoniae dựa vào bệnh tích đại thể, vi thể và kỹ thuật ELISA trên heo thịt giết mổ tại xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong Tp.HCM. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

7. Nguyễn Phước Duy (2011). Khảo sát một số triệu chứng của bệnh hô hấp và hiệu quả điều trị trên heo cai sữa đến 70 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. 8. Lê Tiến Dũng, 2006. Phát hiện Porcine circovirus type 2 bằng kỹ thuật PCR và phân

lập định danh một số vi khuẩn gây bệnh hô hấp trên heo nghi mắc hội chứng còi sau cai sữa. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

9. Nguyễn Văn Gởi (2010). Điều tra tình hình bệnh hô hấp tại một số trại heo công nghiệp và phân lập vi khuẩn trên phổi được mổ khám. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

10. Lâm Thị Thu Hương, 2005. Mô Phôi Gia Súc. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.

11. Nguyễn Văn Khanh, 2010. Thú y bệnh học chuyên khoa. Tái bản lần 2. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

12. Lê Hữu Khương (2012). Ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

13. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Hoàng Văn Nam và Trần Duy Khánh, 2006. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp điều trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

14. Đào Thị Liên, 2013. Điều tra tình hình nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae, Actinobacillus pleuropneumoniae và Haemophilus parasuis trên một số trại nuôi heo công nghiệp. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

15. Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004. Môi trường và sức khỏe vật nuôi. Tủ sách Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

16. Lê Văn Minh, 2002. Đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine RESPISURE ONE trong việc phòng bệnh do Mycoplas hyopneumoniae trên heo thịt ở xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

17. Lê Minh Ngọc (2013). Khảo sát tình hình bệnh hô hấp và sự hiện diện của một số mầm bệnh trong mấu dịch hầu họng ở heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

18. Võ Văn Ninh, 2003. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản trẻ.

19. Nguyễn Văn Phát, 2006. Bài giảng chẩn đoán. Tủ sách Đại Học Nông Lâm Tp.HCM 20. Nguyễn Như Pho, 2008. Giáo trình nội khoa. Tủ sách Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. 21. Trần Thanh Phong, 1996. Giáo trình bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn trên heo. Tủ

sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

22. Trần Thanh Phong, 1996. Giáo trình bệnh truyền nhiễm do virus trên heo. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý, Phạm Bảo Ngọc, 2005. Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc. Tạp chí KHTY thú y, số 4,

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện long thành tỉnh đồng nai (Trang 60)