Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện long thành tỉnh đồng nai (Trang 45)

21 Theo dõi tại trại

Chọn 160 con heo cai sữa, sau khi heo phân vào ô đánh dấu theo số từng con có triệu chứng hô hấp và bệnh khác.

Theo dõi và ghi nhận heo có triệu chứng hô hấp: sốt, chảy nước mũi, khịt mũi, đổ ghèn, ho, thở bụng, số ngày con có triệu chứng hô hấp,…

Tiến hành điều trị theo qui trình của trại. 22 Mổ khám và ghi nhận bệnh tích trên heo

Đặt heo nằm về bên trái, quan sát bên ngoài khám lông, da, hậu môn niêm mạc mắt, mũi. Rồi cắt vào háng sau bên phải kiểm tra hạch bẹn và tiếp tục cắt sâu vào khớp chậu đùi kiểm tra dịch khớp, tiếp tục cắt vào nách chân phải trước để kiểm tra và làm tương tự đối với hai chân còn lại bên trái. Ngoài ra chúng ta cần cắt da dưới bụng để kiểm tra mô liên kết và cơ.

Mặt khác, cắt sụn mấu kiếm và phần cơ bụng để kiểm tra tổng quát xoang ngực và xoang bụng. Sau đó cắt tim và phổi ra khỏi xoang ngực, khám thanh quản, khí quản, phế quản phế nang, khám van tim, cơ tim. Tiếp theo khám gan, lách, thận, ruột.

Mổ khám ghi nhận bệnh tích trên heo theo biên bản mổ khám (xem phụ lục 6). 23 Cách lấy mẫu gởi bệnh phẩm.

Cắt mẫu phổi của những heo được mổ khám và ngâm formol 10% chia làm hai phần đối với những mẫu heo mổ khám và gửi đến phòng thí nghiệm lần lượt: − Đến phòng Giải phẫu bệnh lý của Bệnh viện Từ Dũ để làm tiêu bản vi thể. Đọc

mẫu tại phòng thí nghiệm Bệnh lý Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

− Đến phòng xét nghiệm vi sinh của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam. 24 Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn.

Tại phòng vi sinh của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam. 25 Theo dõi quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc.

Theo dõi các loại thức ăn sử dụng, cách cho ăn, chăm sóc, quy trình tiêm phòng và điều trị, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng…

26 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính.

Theo dõi toàn bộ heo thí nghiệm, sau đó ghi nhận lại số heo có triệu chứng ho, thở bụng, ho - thở bụng, các triệu chứng khác: tiêu chảy, viêm khớp, viêm da, co giật,….

Công thức tính:

− Tỷ lệ ho (%) = (số con ho / số con theo dõi) x 100

− Tỉ lệ thở bụng (%) = (số con thở bụng / số con theo dõi) x 100

− Tỉ lệ ho - thở bụng (%) = (số con ho - thở bụng / số con theo dõi) x 100 − Tỉ lệ các bệnh khác (%) = (số con bị bệnh / số con theo dõi) x 100 − Tỉ lệ chết mắc (%) = (số con chết / số con có bệnh đường hô hấp) x 100 − Tỉ lệ tái phát (%) = (số con tái phát / số con khỏi bệnh) x 100

− Tỷ lệ ngày con ho (%) = (số ngày con ho / số ngày con theo dõi) x 100

− Tỉ lệ ngày con thở bụng (%) = (số ngày con thở bụng / số ngày con theo dõi) x 100 − Tỉ lệ ngày con ho - thở bụng (%) = (số ngày con ho - thở bụng / số ngày con theo

dõi) x 100

27 Phương pháp xử lý số liệu.

Các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình EXCEL 2007 và trắc nghiệm chi bình phương () của chương trình Minitab 16.0.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình bệnh hô hấp trên heo trong trại

28 Kết quả theo dõi tỉ lệ heo có triệu chứng hô hấp

Ghi nhận và tổng hợp các triệu chứng hô hấp trên heo trong quá trình theo dõi tại trại heo Hoàng Dũng, kết quả theo dõi như sau:

Bảng 4.1 Tỉ lệ heo có triệu chứng hô hấp ở các giai đoạn nuôi

Giai đoạn I

(25 – 70 ngày) II(71 – 120 ngày) Chung Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số con theo dõi đầu kỳ (con)

160 154

Số con theo dõi cuối kỳ (con) 154 152 Số con có triệu chứng 104 23 127 Tỷ lệ (%) 65,00 14,94 79,94 P <0,001

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy heo có triệu chứng hô hấp chiếm tỉ lệ rất cao (79,94 %), chủ yếu tập trung vào giai đoạn I chiếm tỉ lệ (65,00 %) cao hơn rất nhiều so với giai đoạn II chiếm tỉ lệ (14,94%), sự khác biệt này rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,001). Theo sự theo dõi của chúng tôi tỉ lệ heo có biểu hiện hô hấp giảm dần theo độ tuổi. Ở giai đoạn I heo còn nhỏ sức đề kháng yếu, cộng với thay đổi môi trường nuôi, thức ăn, chế độ chăm sóc nên dễ mắc bệnh hơn heo ở giai đoạn II. Trong thời gian chúng tôi thực hiện thí nghiệm là vào mùa lạnh, thời tiết thay đổi thất thường, tiết trời lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ ban ngày – ban đêm nên tỷ lệ heo mắc các bệnh về hô hấp cao như kết quả trên.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn kết quả khảo sát của Trần Thị Phượng (2012) là 36,49%, cao hơn Nguyễn Phước Duy (2011) là 29,10% và thấp hơn của

Trần Văn Viên (2009) là 82,13%.

29 Kết quả theo dõi tỉ lệ heo có các triệu chứng hô hấp

Bảng 4.2 Tỉ lệ heo có các triệu chứng hô hấp ở các giai đoạn nuôi

Chỉ tiêu Ho Thở bụng Ho + Thở bụng

Giai đoạn Số con

(n) Tỉ lệ (%) Số con(n) Tỉ lệ (%) Số con(n) Tỉ lệ(%) I (25 – 70 ngày) 96 60,00 5 3,13 3 1,88 II (71 – 120 ngày) 18 11,69 3 1,95 2 1,30 Chung 114 71,25 8 5,00 5 3,13 P <0,001 >0,05 >0,05

Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy rằng triệu chứng ho là triệu chứng phổ biến nhất trên bệnh của heo, chiếm tỷ lệ cao nhất (71,25%) so với triệu chứng thở bụng (5,00%) và ho - thở bụng (3,13%).

Trong đó, tỷ lệ heo có triệu chứng ho ở giai đoạn I chiếm tỉ lệ (60,00%), giai đoạn II chiếm tỉ lệ là (11,69 %), sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai giai đoạn là rất rất có ý nghĩa (P<0,001). Kết quả trên do heo con stress do bị tách mẹ, do vận chuyển, do thay đổi môi trường sống, chuồng trại, nhiệt độ, ẩm độ và heo con trong giai đoạn I sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu chảy. Qua giai đoạn II heo lớn có sức đề kháng tốt hơn nên bệnh ít xảy ra hơn. Cũng có thể do trong giai đoạn I heo mới tách mẹ nên thay đổi thức ăn đột ngột từ cám viên sang cám bột được xay nhuyễn có độ bụi cao làm cho heo dễ bị hắc hơi, viêm phổi. Theo kết quả theo dõi của chúng tôi thì tỷ lệ ho giảm dần theo độ tuổi từ giai đoạn I sang giai đoạn II, có thể do heo con bị nhiễm bệnh từ heo mẹ nên sau cai sữa là thời gian ủ bệnh của heo.

So sánh với các tác giả thì kết quả tỷ lệ ho của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Văn Viên (2009) là 67,05%, Nguyễn Phước Duy (2011) là 8,72%, Trần Thị Phượng (2012) là 22,26%.

thở bụng chiếm tỷ lệ khá cao (5%), ở giai đoạn I (3,13%) cao hơn so với giai đoạn II (1,95%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05), có thể do ở giai đoạn I heo chiếm tỷ lệ ho quá cao nên mới chuyển sang thở thể bụng ở giai đoạn II, những con heo ho chuyển sang thở bụng đang chuyển sang thể mãn tính. Kết quả này đều thấp hơn các tác giả Trần Văn Viên (2009) là 9,57%, Nguyễn Phước Duy (2011) là 26,54%, Trần Thị Phượng (2012) là 6,59%.

Ghi nhận triệu chứng ho - thở bụng xác định được tỷ lệ là 3,13%, ở giai đoạn I (1,88%) cao hơn so với giai đoạn II (1,3%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Kết quả ghi nhận được của chúng tôi thấp hơn so với Trần Văn Viên (2009) là 5,51%, Nguyễn Phước Duy (2011) là 7,65%, Trần Thị Phượng (2012) là 7,65% . Điều này có thể do thời gian theo dõi, điều kiện chăm sóc và chữa trị bệnh hô hấp ở mỗi trại là khác nhau.

30 Kết quả theo dõi tỉ lệ ngày con có các triệu chứng hô hấp trên heo

Bảng 4.3 Tỉ lệ ngày con có các triệu chứng hô hấp ở các giai đoạn nuôi

Chỉ tiêu Ho Thở bụng Ho + Thở bụng

Giai đoạn Số ngày con Tỉ lệ (%) Số ngày con Tỉ lệ (%) Số ngày con Tỉ lệ (%) I (25 – 70 ngày) 768 5,00 230 1,50 307 2,00 II(71 – 120 ngày) 215 1,40 307 2,00 614 4,00 Chung 983 6,40 537 3,50 921 6,00 P <0,001 <0,001 <0,001

Qua bảng 4.3, chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ ngày con có các triệu chứng hô hấp trên heo với tỉ lệ ngày con có triệu chứng ho chiếm tỉ lệ cao nhất (6,40%) so với tỉ lệ ngày con có triệu chứng thở bụng (3,50%) và tỉ lệ ngày con có triệu chứng ho kết hợp thở bụng (6,00%).

Đối với tỉ lệ ngày con có triệu chứng ho ở giai đoạn I ( 5,00%) cao hơn giai đoạn II (1,40%), sự khác biệt này rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P <0,001). Kết quả ngày con ho của chúng tôi cao hơn của Trần Văn Viên (2009) là 5,18%, cao

hơn của Nguyễn Phước Duy (2011) là 0,74%, cao hơn của Trần Thị Phượng (2012) là 1,99%. Sự khác biệt này có thể do thời gian tiến hành thí nghiệm của chúng tôi tiến hành vào mùa lạnh, nhiệt độ ẩm cao nên heo ngày ho kéo dài hơn.

Đối với tỉ lệ ngày con thở bụng ở giai đoạn I (1,50%) thấp hơn giai đoạn II (2,00%), sự khác biệt này rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P <0,001). Kết quả này thấp hơn của Nguyễn Phước Duy (2011) là 26,54%, thấp hơn của Nguyễn Thị Phượng (2012) là 6,59%, cao hơn của Trần Văn Viên (2009) là 0,96%. Điều này có lẽ do sự khác nhau thời gian theo dõi và điều kiện chăm sóc của mỗi trại khác nhau. Theo Nguyễn Văn Phát (2006) khi gia súc viêm màng phổi, tràn dịch màn phổi, liệt cơ liên sườn, tích nước xoang ngực,…sẽ thở bụng.

Ghi nhận được của chúng tôi về triệu chứng ho kết hợp với thể bụng ở giai đoạn I (2,00%) thấp hơn ở giai đoạn II (4,00%), sự khác biệt này rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P <0,001). Kết quả của chúng tôi cao hơn của Trần Văn Viên (2009) là 0,54%, cao hơn của Nguyễn Phước Duy (2011) là 5,64%, thấp hơn của Trần Thị Phượng (2012) là 7,65%. Có thể thấy kết quả tỉ lệ ngày con ho kết hợp thở bụng ở giai đoan II tăng lên là do heo mắc bệnh nhưng chữa trị không khỏi và chuyển sang thể mãn tính, nên có chuyển biến nặng hơn.

31 Kết quả theo dõi các triệu chứng bệnh khác

Trong thời gian khảo sát, ngoài việc theo dõi tỷ lệ heo có triệu chứng bệnh trên đường hô hấp chúng tôi còn tiến hành theo dõi tỷ lệ xuất hiện một số triệu chứng khác.

Bảng 4.4 Tỉ lệ heo có các triệu chứng khác ngoài hô hấp ở các giai đoạn nuôi (n=160)

Giai đoạn I (25 – 70 ngày) II (71 – 120 ngày) Chung

Chỉ tiêu Số con Tỉ lệ (%) Số con Tỉ lệ (%) Số con Tỉ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chảy 75 46,88 22 14,29 97 60,63

Viêm khớp 8 5,00 3 1,95 11 6,88

Viêm da 16 10,00 2 1,30 18 11,25

n: số con khảo sát

Qua bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy đối với triệu chứng tiêu chảy heo bệnh chiếm tỷ lệ cao (60,63%) xảy ra hầu hết trong hai giai đoạn theo dõi, giai đoạn I

chiếm 46,88% rất cao so với giai đoạn II chiếm 14,29%, sự khác biệt này rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,001). Sự khác biệt này có thể do heo con bị stress do tách mẹ, do vận chuyển qua chuồng cai sữa, do điều kiện ngoại cảnh mới ( nhiệt độ, ẩm độ, chăm sóc và nuôi dưỡng…), thay đổi thức ăn mới nên chưa thích ứng kịp, do ảnh hưởng bởi vi sinh vật trong chuồng trại do nuôi nhiều lứa. Do đó tỷ lệ tiêu chảy trong giai đoạn này khá cao.

Theo Nguyễn Như Pho (2001), do nguồn sữa mẹ bị cắt đứt heo con không bú được mà lại ăn nhiều, lúc này đường tiêu hóa còn yếu dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hết tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển gây viêm ruột, do đó heo ở giai đoạn cai sữa dễ bị tiêu chảy. Theo Trần Thị Dân (2003) thức ăn thay sữa mẹ có thể khó tiêu hóa hơn sữa, do đó heo con giảm khả năng tiêu hóa, vi sinh vật vào ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở đường ruột. Hậu quả là heo bị tiêu chảy và trong những ngày đầu cai sữa heo dễ bị stress bất lợi cho sinh trưởng.

Theo Hồ Soái và Đinh Thị Bích Lân (2005), mầm bệnh E.coli Salmonella

đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở heo con từ 1 – 60 ngày tuổi. Tỉ lệ phân lập, số lượng vi khuẩn, các đặc tính gây bệnh của các vi khuẩn từ heo con tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với heo bình thường. Nếu heo bị tiêu chảy kéo dài thì sẽ giảm sức đề kháng dẫn đến dễ mắc các loại bệnh khác.

Tỷ lệ chúng tôi ghi nhận được cao hơn của Nguyễn Phước Duy (2011) là 13,33%, của Trần Thị Phượng (2012) là 4,39%, thấp hơn của Trần Văn Viên (2009) là 73,27%.

Đối với bệnh viêm khớp, heo bệnh chiếm tỉ lệ khá cao (6,88%), trong đó giai đoạn I chiếm (5,00 %) cao hơn giai đoạn II chiếm (1,95 %), tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống (P>0,05), kết quả này cao hơn của Trần Văn Viên (2009) là 3,52%, của Trần Thị Phượng (2012) là 2,04%. Điều này cũng dễ hiểu khi bệnh hô hấp và bệnh tiêu chảy khá cao. Chúng tôi nghi rằng những con heo này có thể do

Streptococcus suis, phó thương hàn mãn tính, tụ huyết trùng thể mãn, Haemophilus, dịch tả heo, ..

đúng kĩ thuật nên trong bấm răng sát với nướu làm ảnh hưởng đến tủy, gây bệnh viêm khớp.

Đối với triệu chứng viêm da, chúng tôi ghi nhận bệnh chiếm tỉ lệ (11,25 %), trong đó giai đoạn I (10 %) cao hơn giai đoạn II (1,3 %) sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn của Trần Văn Viên (2009) là 2,52%, của Trần Thị Phượng (2012) là 1,29% , điều này có thể do điều kiện khí hậu nóng ẩm làm da bị nứt nẻ dễ bị viêm nhiễm (theo Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004) và heo cai sữa không được tẩy ngoại kí sinh trùng cũng góp phần tăng tỉ lệ bệnh. Theo Nguyễn Như Pho (2005), khẫu phần thiếu kẽm, thừa canxi, phốt pho không hữu dụng trong thức ăn do nhiều cám gạo dẫn đến sự sinh nhiệt của tế bào giảm, sừng hóa da, chết tế bào, giảm sức đề kháng dẫn đến dễ phụ nhiễm (Staphylococcus, Streptococcus,..) thú dễ viêm da.

4.2 Kết quả khảo sát triệu chứng, bệnh tích và phân lập vi khuẩn trên heocó bệnh hô hấp có bệnh hô hấp

32 Kết quả xuất hiện các triệu chứng

Bảng 4.5. Tỉ lệ xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng trên heo được mổ khám (n = 8)

Triệu chứng Số heo xuất hiện Tỉ lệ(%)

Bỏ ăn 4 50,00 Sốt >400C 2 25,00 Còi 4 50,00 Ho 4 50,00 Thở bụng 3 37,50 Khó thở 4 50,00 Mũi Có dịch nhầy 1 12,50 Có máu 5 62,50 Mắt Có ghèn 2 25,00 Sưng 4 50,00 Viêm kết mạc 1 12,50 Sưng khớp 2 25,00 Da Nhợt nhạt 1 12,50 Tím tái 5 62,50 Viêm da 1 12,50 Tiêu chảy 4 50,00

Qua bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy heo bỏ ăn chiếm tỉ lệ cao (50,00%), bỏ ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi khả năng thích ứng của cơ thể giảm, nguyên nhân gây bệnh tác động mạnh làm rôi loạn thần kinh giao cảm. Theo Nguyễn Quang Tuyên và ctv (2007) thường ở gia súc hay gặp hiện tượng ít ăn hay bỏ ăn trong khi gia súc sốt cao, trong tổn thương dạ dày ruột. Đặc biệt bỏ ăn và bỏ uống lâu thường ở gia súc mắc bệnh ở hệ thống thần kinh trung ương như viêm não tủy, viêm màng não, u não, phù não. Đa số những con heo bỏ ăn thường bệnh chuyển sang thể mãn tính, còn những con ăn ít thì thường do trường hợp bệnh cấp tính.

Heo bị sốt >400C chiếm tỉ lệ tương đối cao (25,00%). Theo Nguyễn Văn Khanh (2010), phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virut đều có sốt, trong trường hợp nhiễm khuẩn thì chủ yếu là độc tố của vi khuẩn tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt.

Heo còi, tiêu chảy cũng chiếm tỉ lệ khá cao (50,00%). Theo Lê Tiến Dũng (2006), hội chứng còi trên heo sau cai sữa có thể kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác có sẵn trong môi trường chăn nuôi làm cho heo có biểu hiện phức tạp hơn như ho, tiêu chảy…với tỉ lệ bệnh và chết biến động khá cao.

Những biểu hiện của sự xáo trộn trên hệ thống hô hấp chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó ho và khó thở đều chiếm (50%), kế đến là thở bụng, mũi có dịch nhầy (12,50%) và có máu (62,50%). Ho là cơ chế phản xạ tự nhiên của thú đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Khi thú nhiễm vi sinh vật hoặc thức ăn quá bụi làm viêm phổi dẫn đến thú ho, nếu ho dai dẳng hay thú ủ bệnh lâu thì chuyển ssang thở bụng và dẫn đến khó thở.

Triệu chứng mắt có ghèn (25,00%), sưng (50,00%), chảy dịch mũi thường gặp nhất và cũng là triệu chứng đầu tiên của bệnh hô hấp. Một số heo ở trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm kết mạc mắt (12,50%). Các biểu hiện triệu chứng này gặp

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện long thành tỉnh đồng nai (Trang 45)