Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện long thành tỉnh đồng nai (Trang 41)

Nguyễn Minh Tuấn (2009), đã tiến hành “ Khảo sát các triệu chứng đường hô hấp và hiệu quả điều trị bệnh này trên heo từ sơ sinh đến 94 ngày tuổi tại một trại heo công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai”. Cho thấy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh trung bình ở giai đoạn I là 84,29% cao hơn giai đoạn II là 80,09% và giai đoạn III là 76,78%.

Trần Văn Viên (2009), đã tiến hành khảo sát: “ Tình hình bệnh hô hấp trên heo 28 ngày đến 120 ngày tuổi tại trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện Long Thành,

tỉnh Đồng Nai”. Ghi nhận được tỉ lệ heo biểu hiện hô hấp (82,13%), tỉ lệ heo có triệu chứng ho (67,05%), tỉ lệ heo có triệu chứng thở bụng (9,57%), tỉ lệ heo có triệu chứng ho kết hợp thở bụng (5,51%).

Nguyễn Văn Gởi (2010), đã tiến hành “Điều tra tình hình bệnh hô hấp tại một số trại heo công nghiệp và phân lập vi khuẩn trên phổi được mổ khám”. Kết quả ghi nhận được là đa số trại có quy mô lớn hơn 200 nái có tỉ lệ hô hấp cao hơn trại có quy mô 101-200 nái và 50-100 nái, tỉ lệ bệnh hô hấp ở giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi cao nhất (12,48-25,63%) và thấp nhất ở giai đoạn >90 ngày tuổi (4,28 - 5,46%).

Nguyễn Phước Duy (2011), kết quả “ Khảo sát một số triệu chứng của bệnh hô hấp và hiệu quả điều trị trên heo cai sữa đến 70 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp” như sau: tỉ lệ nhiễm hô hấp trung bình là 29,1%; tỉ lệ ho là 8,72%; tỉ lệ thở bụng là 26,54%; tỉ lệ ho - thở bụng là 5,64%; tỉ lệ tiêu chảy, viêm khớp, viêm da trung bình lần lượt là 13,33%, 7,44% và 2,56%.

Trần Thị Phượng (2012), đã tiến hành “Khảo sát tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 60 ngày tuổi tại xí nghiệp heo giống cấp I”. cho kết quả tỷ lệ biểu hiện bệnh hô hấp là 36,49%, tỷ lệ ho là 22,26%, tỷ lệ thở bụng là 6,59%, tỷ lệ ho - thở bụng là 7,65%, tỉ lệ bệnh khác là tiêu chảy, viêm khớp, viêm da lần lượt là 4,39%; 2,04% và 1,29%.

Đào Thị Liên (2013) đã tiến hành “Điều tra tình hình nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae, Actinobacillus pleuropneumoniae Haemophilus parasuis trên một số trại nuôi heo công nghiệp”. Ghi nhận kết quả gồm: triệu chứng lâm sang với tỉ lệ khó thở (60,9%), ho (43,5%), ho kết hợp thở bụng (21,7%), chảy mũi (13,4%). Biểu hiện bệnh tích đại thể như sau: viêm kẽ (100%), hóa gan và nhục hóa (63,16%), viêm tiểu thùy và viêm dính (31,57%), thủy thủng (26,3%), ổ mủ (21,05%), xuất huyết (10,52%) và bệnh tích khác (15,79%).

Lê Minh Ngọc (2013) thực hiện “Khảo sát tình hình bệnh hô hấp và sự hiện diện của một số mầm bệnh trong mấu dịch hầu họng ở heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi”. Nhận thấy tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo cai sữa vào thời điểm khảo sát tương đối thấp và tương đối ổn định.

Tại hội nghị APVS (2013), Nguyễn Tất Toàn và ctv. Đã tiến hành đánh giá, “Hiệu quả phòng bệnh hô hấp của Vaccine Suigen Donoban-10 trên heo từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng” và ghi nhận kết quả: tỉ lệ hư hại phổi giảm rõ rệt ở lô thí nghiệm (34,2%) so với lô đối chứng (51,04%), chênh lệch lợi nhuận/kg heo hơi ở giai đoạn xuất chuồng giữa 2 lô là 3.834 đồng. Với kết quả như vậy đã đưa đến kết luận: heo con đã chủng ngừa vaccine Suigen Donoban-10 có đáp ứng miễn dịch tốt hơn với MH và App, giảm tỷ lệ hô hấp, giảm mức độ hư hại bệnh tích phổi, tăng trọng và hệ số chuyển biến thức ăn tốt hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người chăn nuôi.

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh hô hấp trên heo cai sữa đến 120 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi công nghiệp ở huyện long thành tỉnh đồng nai (Trang 41)