Kiểu nhân vật bi kịch

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán nga và pháp qua hai bộ tiểu thuyết của lep tônstôi và banzăc (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.2. Kiểu nhân vật bi kịch

Bằng tài năng tái hiện hiện thực, cả pho “Tấn trò đời” đồ sộ Banzăc đã vẽ lên những con người nạn nhân mà bi kịch của họ cho ta thấy tình yêu, tuổi trẻ, hy vọng và sáng tạo có thể tắt lụi như thế nào trong những điều kiện xã hội không thể dung nạp chúng. Họ để lại những ấn tượng bi tráng khó quên qua những số phận đau thương bị bẻ gãy, qua sự cô độc “ phương cứu chữa” của họ trước cuộc đời này.

Xã hội Pháp thế kỷ XIX đã đẻ ra những con người tha hoá dưới tác động của đồng tiền tư bản. Thành công vào sự giàu có của người này lại là bất hạnh và đau khổ thậm chí là máu và nước mắt của người khác. Xuất hiện trong bối cảnh như vậy, những con người nạn nhân mang trong mình tấn bi kịch của toàn xã hội. Bi kịch của họ xảy ra do sự đơn độc của họ trước xã hội tha hoá của đồng tiền do họ không ý thức được hết hoặc chỉ ý thức được dần dần.

Ơgiơni Grăngđê (Ơgiơni Grăngđê) là một cô gái tỉnh lẻ, “nàng chân thật như đoá hoa thanh khiết trong rừng sâu, nàng không biết gì về xã hội loài người và những lập luận man trá nguỵ biện nó” (3, 103). Ơgiơni là nạn nhân của một người cha tham lam ích kỷ độc ác. Chính sự hà khắc của người cha đã khiến cô “giàu sụ mà nghèo xơ”. Yêu Saclơ, nàng kiên nhẫn chờ đợi, chịu giam cầm đói khát nhưng không chịu nhượng bộ, chỉ khi Saclơ ruồng bỏ, phải sống hoàn toàn đơn độc, nàng mới chịu lấy một người mà mình không yêu. Số phận đau buồn của nàng không có chút gì là ngẫu nhiên cả. Chính sức mạnh của đồng tiền đã làm cho nàng đau khổ. Ơgiơni đau khổ vì tình nhưng thực ra là đau khổ vì tiền. Nàng là nạn nhân của người cha tham lam, keo kiệt và là nạn nhân của người tình phản bội, nhưng nói cho cùng thì nàng là nạn nhân của một xã hội tha hoá vì đồng

tiền, để rồi “cái quả tim cao quý chỉ đập vì tình yêu thương lại mắc vào vòng toan tính danh lợi của người đời … làm cho một người đàn bà hoàn toàn tình cảm đâm ra nghi ngờ các thứ tình cảm” (3, 302).

Bi kịch của Ơgiơni là bi kịch của những ảo tưởng, tình yêu tan vỡ và dẫn đến sự tan vỡ của niềm tin. Là một cô gái hiền lành, Ơgiơni không thể thắng được thế giới đồng tiền, bởi cô không đủ sức mạnh để đánh đổi một quan điểm thời đại. Cùng với Ơgiơni trong dòng văn học hiện thực Pháp còn có những Emma Bovary (Bà Bovary- Flobe), Jane (Một cuộc đời- Mopatxăng)…

Trong một xã hội mà đồng tiền giết chết sáng tạo, huỷ hoại tài năng đã đẩy rất nhiều nghệ sĩ, nhà phát minh rơi vào bi kịch.

Đavít Xêsa (Vỡ Mộng) là một người sống giản dị, cần cù, một người quên mình trong sáng chế, phát minh, chịu đựng sự thiếu thốn tìm ra phương pháp mới trong việc sản xuất giấy. Anh không bận tâm đến việc tích luỹ tiền bạc, mặc dù lúc ấy anh là một chủ xưởng in nhỏ. Anh muốn bằng phát minh của mình đưa lại lợi ích không chỉ riêng cho bản thân mà cho tổ quốc. Thế nhưng trong cái xã hội ấy làm gì có sáng tạo, phát minh và những con người quên mình trong sáng tạo thì sẽ chịu một kết quả thảm hại. Đavit phát minh được phương pháp làm giấy rẻ tiền nhưng phát minh ấy bị chiếm đoạt.Anh chiến tắng được thiên nhiên nhưng lại thất bại trước kẻ thù trong xã hội.

Cùng số phận của nhà phát minh là nghệ sĩ Pông(Ông anh họ

Pông).Là một nhạc sĩ nghèo chuyên sưu tầm các bức hoạ , Pông sống khốn

khổ và chỉ tìm được hạnh phúc thực sự trong nghệ thuật ,trong tình ban của nhạc công tuyệt diệu Smítcơ. Đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhận ra bản chất xấu xa của bọn họ hàng cũng không giúp Pông giữ được kho tàng của mình bởi bọn lưu manh bất hợp pháp và hợp pháp - họ hàng giàu của Pông đã cướp sống kho tàng từ tay Smítcơ, khi thi thể của Pông chưa lạnh. Những người như Pông, Smítcơ,người thì chết, người thì sống thầm lặng còn bọn nhà giàu thì cứ giẫm lên xác của những người nghèo

khổ mà lên mãi, chúng trở thành nguyên lão nghị viện,bá tước …và còn nổi tiếng ở nước ngoài như những kẻ biết yêu mến nghệ thuật và các kiệt tác .

Đau đớn hơn Pông, Davít Xêsa, đại tá Sabe (Đại tá Sabe) rơi vào tấn bi kịch của một người cảm thấy mình xứng đáng được tồn tại, không những thế, ý thức được rằng đấu tranh cho cái xã hội kia phải thừa nhận những người như mình chính là đấu tranh cho công lý trên cõi đời này-vậy mà việc làm ấy lại là một sự tiêu diệt.

Tiền bạc đã làm cho mụ vợ của Sabe từ chối và ruồng bỏ ông bởi mụ không muốn chia cho ông một đồng xu nhỏ .Mụ phủ nhận sự tồn tại của ông trong suốt mười năm,đuổi ông ra khỏi nhà và nói với mọi người đó là một gã lưu manh nào đó muốn kiếm chác. Thật bi thảm khi con người xứng đáng với cái tên của nó lại phải phủ nhận mình, kết thúc tác phẩm là tiếng kêu của Sabe “không có Sabe! Không có Sabe !....tôi không còn là con người nữa, tôi chỉ là con số 164,phòng số 7[17,132].

2.1.2. Nhân vật trung tâm trong “Chiến tranh và Hoà Bình “và “Tấn Trò Đời”

2.1.2.1. Nhân vật anh hùng mang tầm sử thi

Lấy bối cảnh cuộc chiến tranh ái quốc 1812 khi nhân dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân xâm lược của Napolêong, giải phóng đất nước, góp phần giải phóng châu Âu. Thiên tiểu thuyết “Chiến tranh và Hoà

bình” đã tái hiện chân thực, sinh động cuộc chiến tranh nhân dân thần

thánh. Trong cuộc chiến tranh ấy xuất hiện những người anh hùng là đại diện của nhân dân Nga.

Hình tượng Kutuzôp - người anh hùng dân tộc Nga đã được Lép Tôstôi khắc hoạ vừa hoàn chỉnh lại vừa phong phú làm nổi bật lên cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết anh hùng ca :cảm hứng về nhân dân kì diệu. Khác hẳn với những khuôn mẫu cũ khi mô tả vị đại tướng phải là một con người gào thét trên lưng ngựa, gươm tuốt sáng loà. Trong “Chiến tranh và

LépTôstôi mô tả là một “con người hết sức giản dị và khiêm tốn” (6.4, 388), “một ông già bình dị có đôi mắt ngời lên một vẻ thông minh sâu sắc”, (6.3, 314) với “nụ cười hiền lành”, “mái đầu bạc phơ” (6.3, 439) … nhiều khi nguyên soái vẫn đùa cợt với các sĩ quan và binh lính một cách vui vẻ, tự nhiên như cha với con.

Nếu như ở cuộc chiến 1805 Kutuzôp được tái hiện khá mờ nhạt thì đến cuộc chiến tranh ái quốc 1812, ông đã trở thành một người cha của quân đội, một nhà thao lược sáng suốt.

Kutuzôp là đại diện của chiến tranh nhân dân. Ông mang trong mình những tình cảm của nhân dân với tất cả sự thanh khiết và sức mạnh của nó. Chính tình cảm nhân dân đó đã làm nên sức mạnh của Kutuzôp, trái tim ông hoà nhịp với trái tim nhân dân.

Ở Kutuzôp có lòng căm thù và ý chí quyết tâm diệt giặc đến cùng, điều này thể hiện rõ khi ông nói chuyện với Andrây “ông gật gù cái đầu, hăng hái vỗ ngực nói: Anh cứ tin tôi, tôi sẽ làm cho quân Pháp cũng phải ăn thịt ngựa cho mà coi” (6.3, 313). Trong trận Bôrôđinô một lần nữa ông khẳng định “không! Chúng sẽ phải ăn thịt ngựa như tụi Thổ” (6.3, 493).

Xây dựng hình tượng Kutuzôp, Lép Tônxtôi đã đối lập với Napôlêông. Nếu Kutuzôp thể hiện tập trung chí thông minh sáng tạo của quần chúng thì ngược lại Napôlêông là sự lanh lợi, láu cá, sành sỏi trong lối phỉnh nịnh, mị dân. Nếu Kutuzôp là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân làm nên lịch sử thì Napôlêông là thói cá nhân chủ nghĩa cực đoan. Nếu ở Kutuzôp thể hiện được quy luật sắt thép của lịch sử bí mật và nghiêm ngặt thì Napôlêông lại là kẻ xâm lược ngổ ngáo, bất chấp luật lệ, tự cho mình là anh hùng tạo ra thời thế không thừa nhận bất cứ một tồn tại khách quan nào trừ ý chí độc tài của bản thân y.

Sức mạnh của Kutuzôp không có cái chất “đào kép” mà Napolêông vốn có. Tất cả những gì bản chất nhất trong vị nguyên soái này đều được bắt nguồn từ đức tính “giản dị, tốt bụng và trung thực” của bản tính Nga.

Là một nhà cầm quân tài tình “ông biết rằng thắng hay bại không tuỳ vào vị trí các đội quân, không tuỳ thuộc vào số đại bác và số người chết mà tuỳ vào cái sức mạnh vô hình mà người ta gọi là tinh thần của chiến sĩ” (6.3, 439). Sự sáng suốt còn được bộc lộ khi ông không hề tán thành đem quân tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa trên đất Áo năm 1805 để chuốc lấy thất bại làm hao tổn xương máu của nhân dân. Cũng như ông nhất định không chủ trương vượt qua biên giới (1813) sau khi đã đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Hơn nữa trong khi giới quý tộc cung đình cùng một số tướng tá đánh giá chiến dịch Bôrôđinô là thất bại thì Kutuzôp là người duy nhất khẳng định đó chính là trận thắng lợi “Địch đã bại trận và ngày mai chúng ta sẽ đuổi chúng ra khỏi đất nước thiêng liêng của Nga” (6.3,443). Nhà chiến lược vĩ đại ấy đã chủ trương bỏ ngỏ Matcơva nhằm thực hiện một cuộc rút lui đường chéo tài tình để bảo vệ lực lượng quân đội tạo nên chiến thắng cuối cùng.Hơn ai hết,Kutuzôp đã phát động những cuộc chiến tranh nhỏ khắp toàn dân, bao vây và tỉa dần quân đội Pháp .Kutuzôp không chỉ là một vị chỉ huy quân sự tài tình mà còn là một nguyên soái có trái tim nồng hậu, từng nhỏ lệ lúc xúc động đau buồn, từng thao thức thâu đêm theo dõi bước đi của quân thù .

Xây dựng hình tượng Kutuzôp, Lép Tônstôi đã giành cho ông những tình cảm trìu mến “con người giản dị khiêm tốn ấy - chính vì vậy mới thực sự là vĩ đại ,không thể nào đem lắp vô cái khuôn giả dối của dạng anh hùng châu Âu,tự xưng là lãnh đạo dân chúng mà sử học đã tạo ra” (6.4,388). Từ những điều đó khiến Kutuzop đã trở thành nhân vật anh hùng mang tầm sử thi tiêu biểu cho nhân dân Nga anh hùng mà giản dị, vĩ đại mà nhân ái.

Trong văn học Nga,chúng ta đã bắt gặp nhiều hình tượng nhân vật anh hùng trong đó nhân vật Tarat Bunba(Tarat Bunba - Gôgol) là 1 người anh hùng như thế .

chí gang thép. Lão là kết tinh những phẩm chất cao đẹp nhất của người Côzăc, là sản phẩm của một thời anh hùng. Đối với Tarrat Bunba tổ quốc cao hơn hết thảy.Lòng chung thuỷ với tổ quốc vì những lí tưởng của nhân dân đã chỉ đạo hành động của Bunba. Bunba trân trọng tình anh em đồng chí, khinh bỉ những kẻ hèn nhát và phản bội nhân dân. Lão đã dung thứ cho Anđờri - đứa con phản bội tổ quốc, chính vì coi tổ quốc là trên hết, lão đã hi sinh cái riêng của mình cho cái chung toàn dân tộc; Bunba luôn luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động; lão không ưa lối sống xa hoa; lão tư hào về quá khứ anh hùng của nhân dân mình, về tình thắm thiết của những người Côzăc. Bản chất anh hùng của Bunba được thể hiện trong trận đánh giữa quân Côzăc và quân xâm lược Balan.Trước khi chết, Bunba vẫn một lòng một dạ tin tưởng vào sức mạnh bất khuất và chiến thắng của nhân dân.

Những Kutuzôp, Tarrat Bunba là những anh hùng nhân dân có thật trong lịch sử, được sinh ra từ cái nôi của nhân dân, đã chiến đấu và gửi trọn niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Những người anh hùng ấy sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân Nga.Xây dựng họ các tác giả đã nâng lên thành nhân vật anh hùng mang tầm vóc sử thi tiêu biếu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc và thời đại

2.1.2.2. Nhân vật lí tưởng

Văn học Nga xây dựng hàng loạt nhân vật lí tưởng biểu hiện ở những mức độ khác nhau hình ảnh con người tiên tiến của thời đại.

Đã qua rồi cái thời bế tắc của “con người thừa” trong các tác phẩm của Puskin.Những người như Adray, Pie là hình ảnh trung thực của thanh niên trí thức Nga xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XIX, những nhân vật này là những “con người mới” sẽ thay thế những “con người thừa” của tiểu thuyết hiện thực phê phán Nga giai đoạn trước, do vậy họ là những nhân vật lí tưởng.

ghét cuộc sống nhàm chán của xã hội thượng lưu,họ cũng không bằng lòng với chính họ chính vì thế mà họ luôn băn khoăn đi tìm lẽ sống chân chính và sứ mạng thật sự của con người. Chính điều này khiến họ đúng cao hơn bọn tư sản quý tộc xung quanh.

Pie sau bao năm du học ở nước ngoài về đã rất ngỡ ngàng trước cuộc sống. Ban đâù chàng còn non nớt chưa hiểu được gì về xã hội thượng lưu. Chỉ qua chuyện về gia tài, lấy Elen , tiếp xúc nhiều với xã hội đó chàng mới thấy được bản chất ti tiện của nó. Tưởng chừng như bế tắc trong cuộc cải cách nông nô, trong các hoạt động tôn giáo của hội Tam Điểm. Chỉ đến khi cuộc chiến tranh ái quốc 1812 nổ ra đã khiến Pie thức tỉnh. Chàng hoà nhập cùng dân binh, hăm hở đi vác đạn, trên chiến trường Borodino chàng đã vượt qua những thử thách về tinh thần.Giờ đây tổ quốc, nhân dân, nghĩa vụ thiêng liêng và tình cảm đẹp đẽ chân thành đã thôi thúc chàng lao vào cuộc chiến đấu chung. Nếu như ở tập 1,2 Pie còn đứng ở vị trí yếu thì đến tập 3 Pie đã trở thành nhân vật trung tâm của tiểu thuyết anh hùng ca và trở thành nhân vật anh hùng nhân dân. Từ đó Pie bước vào con đường hoạt động cách mạng bởi chàng thấy rõ tính chất phản động của hệ thống chính quyền vừa làm nên chiến thắng hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, nhừng người đã làm nên chiến thắng vĩ đại. Hành động của Pie tiêu biểu cho tư tưởng của các nhà cách mạng tháng Chạp mà ngay trong ý đồ đầu tiên của tiểu thuyết anh hùng ca tác giả đã nói rõ

Cũng như Pie, Andrây tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc với niềm tin mới, lòng căm phẫn với quân thù làm chàng quên đi những nỗi buồn riêng. Chàng đã nhìn thấy mối liên hệ giữa các hiện tượng, giữa cái riêng của mình với cái chung toàn dân tộc. Là một sĩ quan được cấp trên tin tưởng, binh lính nể trọng. trên chiến trường chàng đã chiến đấu rất dũng cảm không hề run sợ trước kẻ thù hung bạo. Andrây là hình tượng điển hình của tầng lớp thanh niên quý tộc tiến bộ đương thời và chính chàng là tiền thân của các nhà cách mạng tháng Chạp sau này, một số trong họ đã

ngã xuống trên chiến trường và góp phần thức tỉnh những người đang sống như Pie tiếp bước thực hiện lý tưởng cao đẹp của họ.

Nhân vật lý tưởng là một đặc điểm của nhân vật trong văn học Nga thế kỷ XIX không chỉ có trong sáng tác của Lép Tônstôi mà còn có nhiều tác giả khác.

Rakhơmêtôp (Làm gì? - Secnưsepki) xuất thân từ giai cấp địa chủ quý tộc. Sớm tiếp xúc với tư tưởng duy vật tiến bộ, anh thanh niên Rakhơmêtôp đã giác ngộ cách mạng, quyết tâm từ bỏ giai cấp của mình và cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp cao cả giải phóng nhân dân. Để gánh vác những nhiệm vụ nặng nề, chịu đựng những thử thách khó khăn. Rakhơmêtôp đã tự rèn luyện thử thách, đặt cho mình những nguyên tắc sống hết sức khắt khe và dần dần trở thành một trong những “con người đặc biệt ”. Anh giao tiếp rộng rãi và công việc của anh nhiều vô tận nhưng

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán nga và pháp qua hai bộ tiểu thuyết của lep tônstôi và banzăc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w