Sự khác biệt về nhân vật

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán nga và pháp qua hai bộ tiểu thuyết của lep tônstôi và banzăc (Trang 28)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Sự khác biệt về nhân vật

2.1.1. Nhân vật trung tâm của nhân vật Tấn Trò đời 2.1.1.1. Kiểu nhân vật tha hoá

Thế giới mới hiện lên "vàng thay kiếm"[16,45], mọi mối lợi ích đều phục tùng quy luật của đồng tiền và diễn ra trên một chiến trường mà ở đó người ta hoặc là nạn nhân hoặc là đao phủ. Tạo nên bộ mặt ấy Banzăc dường như minh hoạ nhận định của Điđơrô " khi một người chỉ nghĩ đến tiền bạc, anh ta mất ý thức về cái đẹp... tất cả sự bàn luận của chúng ta về thói xấu, đức hạnh, cái tốt, cái đẹp, cái lương thiện đều rất là phù phiếm đối với những kẻ định phá mọi thứ theo trọng lượng của vàng" [14,95]. Trong bối cảnh như vậy xuất hiện những con người tha hoá.

Fêlix Grăngđê là một con người tha hoá dưới tác động của đồng tiền và công cuộc tích luỹ của cải. Là kẻ tha hóa bởi đồng tiền tư bản, Grăngđê có một gia tài khổng lồ nhưng lại bị chính gia tài đó làm chủ và biến thành một kẻ dồ dại. Lòng tham vô độ đã phá huỷ ở Grăngđê những tình cảm bình thường tự nhiên của con người phát triển bản năng và thú tính, hắn chỉ có một ý nghĩ: làm tiền và một mục đích: làm tiền. Hắn không biết gì hơn nữa ngoài công việc làm giàu. Đối với Grăngde ở đời chỉ có đồng tiền là có ý nghĩa. Khi thấy Sáclơ khóc lóc vì được tin bố tự tử, hắn phàn nàn với vợ con "thật cái thằng thanh niên này chẳng ra làm sao, nó chú ý đến người chết hơn tiền bạc" (3, 131).

vàng đã huỷ hoại tâm hồn con người như thế nào. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy lòng hám vàng ấy không phải là bản chất bẩm sinh của Grăngđê mà đó chính là sản phẩm của việc làm giàu của hắn, của thời đại hắn sống.

Bổ sung cho hình tượng Grăngđê là Sáclơ cháu hắn. Qua nhân vật Sáclơ ta thấy quá trình tích luỹ tư bản đã huỷ hoại tâm hồn con người. Khi còn là một chàng trai trẻ chưa tham gia vào hoạt động kiếm lãi nào,Sáclơ là một người tình cảm, biết khâm phục, biết yêu đương. Thế nhưng sau khi sang Ấn Độ, chạy theo công việc làm giàu thì tính cách của Sác lơ hoàn toàn biến đổi. Công việc kinh doanh tư sản làm cho "tim hắn lạnh đi, co lại, khô cằn" (3, 275). Hắn chuyên cho vay nặng lãi và biến thành một con buôn đáng ghê tởm - buôn người. Hắn sống "những đêm trác táng với gái da đen, da trắng, lai, Chà - và, vũ nữ Ai Cập" (3, 276) hắn đã ruồng bỏ Ơgiơni mà thật ra là ruồng bỏ đến ba người: ân nhân, thân nhân, tình nhân để theo đuổi một cô gái quý tộc mà hắn nhầm tưởng là giàu có hơn.

Grăngđê, Sáclơ, ... là những nhân vật được Banzăc thể hiện tha hoá một cách trực tiếp trước đồng tiền vào công cuộc kinh doanh tư bản. Trong nhiều tác phẩm của “Tấn trò đời” hình ảnh con người tha hoá còn được Banzăc xây dựng theo môtip "bán linh hồn cho quỷ sứ".

Motip “bán linh hồn cho quỷ sứ” hay còn gọi là “motip Faust”- vốn rất quen thuộc trong văn học phương Tây và được sử dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó có thể được hiểu như là một quá trình vươn lên không ngừng, quá trình hoàn thiện chân- thiện- mĩ liên tục, nó cũng được hiểu như là một sự sa đoạ có ý thức, không cưỡng lại được, một sự hưởng thụ cuộc đời trong vực thẳm tội lỗi. Banzăc nghiêng về nét nghĩa thứ hai này. Thế giới mà ông miêu tả là thế giới của những con người “bán linh hồn cho quỷ sứ”.

“Bán linh hồn cho quỷ sứ ” diễn tả sự tha hoá sâu sắc của con người trong xã hội đồng tiền ngự trị - một sự tha hoá diễn ra trong bình diện xã hội rộng lớn lẫn trong từng cá thể. Nó diễn ra sự vật lộn trường cửu “giữa

cái con” và “cái người” trong mỗi một con người. Chừng nào còn con người, chừng nào còn sự tha hoá thì motip này còn tồn tại. Hiện thân của “Tấn trò đời” là xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX mà bán linh hồn cho quỷ sứ là hình ảnh, là số phận bấp bênh của con người trong xã hội ấy.

Ratinhăc là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết “Lão Gôriô” nói riêng và của “Tấn trò đời” nói chung. Ở “Lão Gôriô” hắn bắt gặp bài toán cuộc đời, phải đối mặt và chấp nhận giải quyết nó để cuối cùng sau cuộc vòng vo trong 21 tác phẩm khác đến đại biểu thành Acxi hắn sẽ trở thành: Bộ trưởng lần thứ hai gần như ngoài ý muốn, đạt tới đỉnh cao danh vọng. Khắc hoạ một nhân vật từ chỗ ‘tâm hồn trong sáng như bông huệ” (2, 46) trở thành một nhân vật thượng lưu quý phái điển hình của các kiểu ăn chơi và tiến thân. Banzăc đã vẽ ra con đường tha hoá của một lớp người trong xã hội.

Không thuận theo kiểu “tiền trao cháo múc” - giết người để chia hoa hồng, nghĩa là tự nguyện trở thành quỷ sứ của Vôtơrin. Cũng là bán linh hồn cho quỷ sứ thôi, xong hắn cần một bản giao kèo hợp thức. Nữ bá tước Đơ Bôxêăng, một bà con xa của hắn đã nhận đỡ đầu cho hắn. Kết quả là “từ gian phòng biệt thất màu xanh của phu nhân Đơ Rextô đến gian phòng khách màu hồng của phu nhân Đơ Bôxêăng, Ratinhăc đã học được ba niên khoá bộ luật Pari mà người ta không nói đến, mặc dù đó là một thứ phán lệ xã hội cao cấp nếu thuộc nó và ứng dụng tốt thì sẽ đạt được tất cả mọi điều” (2,91). Bài học bán linh hồn đã được nhập tâm, bài toán cuộc đời đã được giải quyết, đó là “lấy thất bại của người khác và đẩy người khác vào thất bại làm đá lát đường tiến thân, lấy tính mạng và hy sinh tính mạng của người khác để xây đài cao danh vọng” (2, 100) bởi lẽ “đời là vũng bùn” (2, 99), muốn bước vào đời thì phải bán linh hồn cho quỷ sứ, phải nhuộm đen lương tâm đi đã. Bà Đơ Bôxêăng còn giao cho hắn chiếc chìa khoá vàng là phu nhân Denphi đơ Nuyxanhgiăng. Như kẻ lâu ngày bừng tỉnh, Ratinhăc tình nguyện trở thành người châm lửa cho ngòi mồi của Đơ Bôxêăng . Việc bán linh hồn được quyết định.

Ở cảnh cuối cùng rất có ý nghĩa: sau khi chôn cất xong lão Gôriô một mình Ratinhăc giơ nắm tay tuyên chiến với Pari đang chìm trong đêm đen “bây giờ thì còn lại tao với mày” (2, 334) chính là thời điểm ký giao kèo bán linh hồn.

Thế giới của “Tấn trò đời” là thế giới của những kẻ bán linh hồn cho quỷ sứ. Dù theo cách của Votơrin hay cách của bà Đơ Bôxêăng, cuộc đời của Ratinhăc không lọt ra ngoài sức hút của đồng tiền vạn năng.

Nếu như Juyliêng Xôren (Đỏ và đen - Xtangdal) đeo mặt nạ, đóng vai một kẻ đạo đức giả để len lỏi vào trong xã hội thượng lưu, để kiếm sống, để trả thù đời và cuối cùng đối lập với xã hội ấy. Còn Ratinhăc khi nhận thức được rằng “đời là vũng bùn”, anh ta đã không lẩn tránh mà tự nguyện lao vào chốn bùn đen đó. Con đường đi của Ratinhăc là con đường của một số thanh niên Pháp lúc bấy giờ, giữa hai con đường: theo đuổi một lý tưởng cao cả hay chạy theo tièn tài danh vọng, Ratinhăc đã chọn con đường thứ hai. Cùng đi trên con đường ấy còn có Luyxiêng Sácđông.

Luyxiêng Sácđông (Vỡ mộng) khi còn là chàng trai ở chốn tỉnh lẻ mang trong mình những ước mơ hoài bão cao đẹp. Thế nhưng khi tiếp xúc với xã hội tư sản “ tất cả mọi việc đều giải quyết bằng đồng tiền” (4, 393), chàng đã “vỡ mộng”. Qúa trình tha hoá của Luyxiêng diễn ra khá nhanh. Nhu nhược và vị kỉ, y không chống nổi sự cám dỗ. Juyxiêng Xôren trong khi tìm chỗ đứng trong xã hội thượng lưu vẫn đối lập với nó, căm ghét nó và nghĩ đến người cùng tầng lớp còn Luyxiêng thì từ bỏ tất cả. Y đã đi từ sa doạ về sinh hoạt đến truỵ lạc về tư tưởng, từ hư hỏng về tư cách đến phản động về chính trị.

Qua những Ratinhăc, Luyxiêng Sácđông, … ta thấy Banzăc đã vẽ ra con đường tha hoá của một lớp thanh niên trong xã hội. Đó là những con người trẻ tuổi, vốn có nhiều tài năng, ước mơ, hoài bão nhưng khi bước chân vào xã hội họ “vỡ mộng”, những ảo tưởng tốt đẹp mất đi. Họ đưa chân theo xã hội và trở thành những con người tha hoá. Mỗi người một kết

cục riêng: Luyxiêng phải tự tử, Raphaen (Miếng da lừa) chết trong cuộc sống giàu sang vị kỷ, Ratinhăc đạt tới đỉnh cao danh vọng nhưng lại là người tiêu biểu cho xã hội ấy - một xã hội quý tộc tư sản xấu xa bỉ ổi.

2.1.1.2. Kiểu nhân vật bi kịch

Bằng tài năng tái hiện hiện thực, cả pho “Tấn trò đời” đồ sộ Banzăc đã vẽ lên những con người nạn nhân mà bi kịch của họ cho ta thấy tình yêu, tuổi trẻ, hy vọng và sáng tạo có thể tắt lụi như thế nào trong những điều kiện xã hội không thể dung nạp chúng. Họ để lại những ấn tượng bi tráng khó quên qua những số phận đau thương bị bẻ gãy, qua sự cô độc “ phương cứu chữa” của họ trước cuộc đời này.

Xã hội Pháp thế kỷ XIX đã đẻ ra những con người tha hoá dưới tác động của đồng tiền tư bản. Thành công vào sự giàu có của người này lại là bất hạnh và đau khổ thậm chí là máu và nước mắt của người khác. Xuất hiện trong bối cảnh như vậy, những con người nạn nhân mang trong mình tấn bi kịch của toàn xã hội. Bi kịch của họ xảy ra do sự đơn độc của họ trước xã hội tha hoá của đồng tiền do họ không ý thức được hết hoặc chỉ ý thức được dần dần.

Ơgiơni Grăngđê (Ơgiơni Grăngđê) là một cô gái tỉnh lẻ, “nàng chân thật như đoá hoa thanh khiết trong rừng sâu, nàng không biết gì về xã hội loài người và những lập luận man trá nguỵ biện nó” (3, 103). Ơgiơni là nạn nhân của một người cha tham lam ích kỷ độc ác. Chính sự hà khắc của người cha đã khiến cô “giàu sụ mà nghèo xơ”. Yêu Saclơ, nàng kiên nhẫn chờ đợi, chịu giam cầm đói khát nhưng không chịu nhượng bộ, chỉ khi Saclơ ruồng bỏ, phải sống hoàn toàn đơn độc, nàng mới chịu lấy một người mà mình không yêu. Số phận đau buồn của nàng không có chút gì là ngẫu nhiên cả. Chính sức mạnh của đồng tiền đã làm cho nàng đau khổ. Ơgiơni đau khổ vì tình nhưng thực ra là đau khổ vì tiền. Nàng là nạn nhân của người cha tham lam, keo kiệt và là nạn nhân của người tình phản bội, nhưng nói cho cùng thì nàng là nạn nhân của một xã hội tha hoá vì đồng

tiền, để rồi “cái quả tim cao quý chỉ đập vì tình yêu thương lại mắc vào vòng toan tính danh lợi của người đời … làm cho một người đàn bà hoàn toàn tình cảm đâm ra nghi ngờ các thứ tình cảm” (3, 302).

Bi kịch của Ơgiơni là bi kịch của những ảo tưởng, tình yêu tan vỡ và dẫn đến sự tan vỡ của niềm tin. Là một cô gái hiền lành, Ơgiơni không thể thắng được thế giới đồng tiền, bởi cô không đủ sức mạnh để đánh đổi một quan điểm thời đại. Cùng với Ơgiơni trong dòng văn học hiện thực Pháp còn có những Emma Bovary (Bà Bovary- Flobe), Jane (Một cuộc đời- Mopatxăng)…

Trong một xã hội mà đồng tiền giết chết sáng tạo, huỷ hoại tài năng đã đẩy rất nhiều nghệ sĩ, nhà phát minh rơi vào bi kịch.

Đavít Xêsa (Vỡ Mộng) là một người sống giản dị, cần cù, một người quên mình trong sáng chế, phát minh, chịu đựng sự thiếu thốn tìm ra phương pháp mới trong việc sản xuất giấy. Anh không bận tâm đến việc tích luỹ tiền bạc, mặc dù lúc ấy anh là một chủ xưởng in nhỏ. Anh muốn bằng phát minh của mình đưa lại lợi ích không chỉ riêng cho bản thân mà cho tổ quốc. Thế nhưng trong cái xã hội ấy làm gì có sáng tạo, phát minh và những con người quên mình trong sáng tạo thì sẽ chịu một kết quả thảm hại. Đavit phát minh được phương pháp làm giấy rẻ tiền nhưng phát minh ấy bị chiếm đoạt.Anh chiến tắng được thiên nhiên nhưng lại thất bại trước kẻ thù trong xã hội.

Cùng số phận của nhà phát minh là nghệ sĩ Pông(Ông anh họ

Pông).Là một nhạc sĩ nghèo chuyên sưu tầm các bức hoạ , Pông sống khốn

khổ và chỉ tìm được hạnh phúc thực sự trong nghệ thuật ,trong tình ban của nhạc công tuyệt diệu Smítcơ. Đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhận ra bản chất xấu xa của bọn họ hàng cũng không giúp Pông giữ được kho tàng của mình bởi bọn lưu manh bất hợp pháp và hợp pháp - họ hàng giàu của Pông đã cướp sống kho tàng từ tay Smítcơ, khi thi thể của Pông chưa lạnh. Những người như Pông, Smítcơ,người thì chết, người thì sống thầm lặng còn bọn nhà giàu thì cứ giẫm lên xác của những người nghèo

khổ mà lên mãi, chúng trở thành nguyên lão nghị viện,bá tước …và còn nổi tiếng ở nước ngoài như những kẻ biết yêu mến nghệ thuật và các kiệt tác .

Đau đớn hơn Pông, Davít Xêsa, đại tá Sabe (Đại tá Sabe) rơi vào tấn bi kịch của một người cảm thấy mình xứng đáng được tồn tại, không những thế, ý thức được rằng đấu tranh cho cái xã hội kia phải thừa nhận những người như mình chính là đấu tranh cho công lý trên cõi đời này-vậy mà việc làm ấy lại là một sự tiêu diệt.

Tiền bạc đã làm cho mụ vợ của Sabe từ chối và ruồng bỏ ông bởi mụ không muốn chia cho ông một đồng xu nhỏ .Mụ phủ nhận sự tồn tại của ông trong suốt mười năm,đuổi ông ra khỏi nhà và nói với mọi người đó là một gã lưu manh nào đó muốn kiếm chác. Thật bi thảm khi con người xứng đáng với cái tên của nó lại phải phủ nhận mình, kết thúc tác phẩm là tiếng kêu của Sabe “không có Sabe! Không có Sabe !....tôi không còn là con người nữa, tôi chỉ là con số 164,phòng số 7[17,132].

2.1.2. Nhân vật trung tâm trong “Chiến tranh và Hoà Bình “và “Tấn Trò Đời”

2.1.2.1. Nhân vật anh hùng mang tầm sử thi

Lấy bối cảnh cuộc chiến tranh ái quốc 1812 khi nhân dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân xâm lược của Napolêong, giải phóng đất nước, góp phần giải phóng châu Âu. Thiên tiểu thuyết “Chiến tranh và Hoà

bình” đã tái hiện chân thực, sinh động cuộc chiến tranh nhân dân thần

thánh. Trong cuộc chiến tranh ấy xuất hiện những người anh hùng là đại diện của nhân dân Nga.

Hình tượng Kutuzôp - người anh hùng dân tộc Nga đã được Lép Tôstôi khắc hoạ vừa hoàn chỉnh lại vừa phong phú làm nổi bật lên cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết anh hùng ca :cảm hứng về nhân dân kì diệu. Khác hẳn với những khuôn mẫu cũ khi mô tả vị đại tướng phải là một con người gào thét trên lưng ngựa, gươm tuốt sáng loà. Trong “Chiến tranh và

LépTôstôi mô tả là một “con người hết sức giản dị và khiêm tốn” (6.4, 388), “một ông già bình dị có đôi mắt ngời lên một vẻ thông minh sâu sắc”, (6.3, 314) với “nụ cười hiền lành”, “mái đầu bạc phơ” (6.3, 439) … nhiều khi nguyên soái vẫn đùa cợt với các sĩ quan và binh lính một cách vui vẻ, tự nhiên như cha với con.

Nếu như ở cuộc chiến 1805 Kutuzôp được tái hiện khá mờ nhạt thì đến cuộc chiến tranh ái quốc 1812, ông đã trở thành một người cha của quân đội, một nhà thao lược sáng suốt.

Kutuzôp là đại diện của chiến tranh nhân dân. Ông mang trong mình những tình cảm của nhân dân với tất cả sự thanh khiết và sức mạnh của nó. Chính tình cảm nhân dân đó đã làm nên sức mạnh của Kutuzôp, trái tim ông hoà nhịp với trái tim nhân dân.

Ở Kutuzôp có lòng căm thù và ý chí quyết tâm diệt giặc đến cùng,

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán nga và pháp qua hai bộ tiểu thuyết của lep tônstôi và banzăc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w