Truyền thống văn học

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán nga và pháp qua hai bộ tiểu thuyết của lep tônstôi và banzăc (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Truyền thống văn học

học, truyền thống yêu nước xuyên suốt trong nhiều thời kỳ thể hiện ở các giai đoạn khác nhau, nếu như ở giai đoạn của Puskin hướng về thiên nhiên con người nước Nga, về phong trào Tháng Chạp thì giai đoạn này lại là cảm hứng về nhân dân.

Chưa có một đất nước nào mà văn học lại gắn bó mật thiết với lịch sự vận động của Cách mạng như ở nước Nga. Thời kỳ tháng chạp người dân Nga đọc những tác phẩm kêu gọi đấu tranh của Puskin, Lecmontop, thời kỳ dân chủ thì có Secnưsepki, Tsekov, ... thời kỳ vô sản có Marxim Gorki, Solokhôp ... tất cả các thời kỳ văn học đó đều có mục đích đi tìm ra một con đường cho đất nước Nga nhằm giải phóng nhân dân lao khổ. Thêm vào đó các nhà văn Nga hầu hết đều là những nhà Cách mạng, cuộc đời họ trải qua những bi kịch của cuộc sống nên họ dễ chuyển tải những trăn trở đó qua văn chương và các nhân vật đều có ít nhiều hướng về vấn đề có tính thời đại này. Chẳng hạn như: nhà thơ Puskin và Lecmontop đã bị kẻ địch sát hại ngay ở tuổi thanh niên, Đostoiepki và Secnưsepki đã phải trải qua mấy năm tù đầy ở Xibêri; Gôgôn thì phê phán xã hội đến mức phát điên với bản thảo tác phẩm của mình; L.Tônxtôi cho đến ngoài 80 tuổi vẫn còn day dứt, dày vò vì lẽ sống đến bỏ nhà ra đi và chết bệnh ở dọc đường.

Ngược lại các nhà văn hiện thực phê phán Pháp đã tiếp thu những truyền thống ưu tú của nền văn học Ánh Sáng thế kỉ XVII với những tên tuổi như Môlie,Điđôrô,Vônte,Rutxô,.. và phát triển nó trong những điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Trước hết họ tiếp thu các nhà Ánh Sáng cái nhìn phê phán đối với hiện thực, tinh thần đấu tranh với những cái xấu xa của xã hội, yêu cầu giải phóng con người, ca ngợi tự do, đề cao lý trí. Và nhất là họ đã tiếp thu những quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của Điđơrô, Vônte về quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực, mục đích của nghệ thuật, tính chất lịch sử của nghệ thuật. Đồng thời họ cũng tiếp thu truyền thống tốt đẹp của các nhà văn lãng mạn tiến bộ như chủ nghĩa nhân đạo... Trong lúc tiếp thu và phát triển những truyền thống ưu tú của nền văn học ánh sáng, các nhà văn hiện

thực phê phán đã khắc phục được một số ảo tưởng của những nhà văn ở thế kỷ trước. Tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra được một cách giải quyết đúng đắn cho những mâu thuẫn của xã hội. Bởi vậy nếu như Banzăc là "người thư ký của thời đại", ông chỉ ghi chép lại vạch trần cái bộ mặt, bản chất xấu xa của xã hội thì các nhà văn hiện thực Nga không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra bản chất mà còn định hướng tư tưởng cho người đọc để giải quyết vấn đề đó như thế nào.

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán nga và pháp qua hai bộ tiểu thuyết của lep tônstôi và banzăc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w