V/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI:
3. Về phía Hiệp hộ
Trong thời gian tới, các hiệp hội ngành hàng cần tập trung vào công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp, là đại diện và cầu nối hữu hiệu giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước. Để làm được điều này, các hiệp hội cần tích cực triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
- Trên cơ sở Luật về Hội dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian sắp tới, các phương án kiện toàn tổ chức bộ máy hiện có để thực sự trở thành những tổ chức nghề nghiệp có tính chuyên môn sâu và thực hiện tốt vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Tập trung làm tốt chức năng là người đại diện, bảo vệ lợi ích của các hội viên trước các vụ kiện từ phía nhà nhập khẩu quốc tế, đặc biệt là các vụ kiện về chống bán phá giá.
- Làm tốt công tác tổ chức thông tin ngành hàng và xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả và vai trò của hiệp hội trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng sản xuất, tìm kiếm thị trường...
- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kỹ năng chuyên môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động.
KẾT LUẬN
Như vậy, Việt Nam hiện đang theo đuổi chiến lược hướng về xuất khẩu. Chiến lược này hiện đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Muốn phát triển các ngành hàng sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường thế giới và trong khu vực, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía các doanh nghiệp và Chính phủ, để Việt Nam thực sự có khả năng cạnh tranh trên thương trường
quốc tế, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Hay nói một cách tổng quát hơn, tăng cường công tác phân tích, đánh giá tình hình và nâng cao chất lượng hàng loạt dự báo để định hướng lại hoạt động này đang là vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa mấu chốt là tiếp tục phát huy những tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mới, tạo ra nguồn động lực mới, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhanh hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên) (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - xã hội.
2. Hoàng Vĩnh Long (chủ biên) (2007), Kinh tế học quốc tế, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
3. Võ Thanh Thu (03/2005), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê.
4. Võ Thanh Thu (2005), Kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê.
5. Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động.
6. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển xuât- nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kì 2001- 2010, Số: 22/2000/CT-TTg.
7. Bộ Thương mại, Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006- 2010.
8. Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006- 2010, Thủ tướng Chính phủ, số 156/2006/QĐ-TTg.
9. Đỗ Đức Minh (2006), Tài chính Việt Nam 2001-2010, NXB Tài chính, Hà Nội. 10. Các số liệu được tổng hợp từ các nguồn:
- Tổng cục thống kê Việt Nam
- Bộ thương mại Việt Nam www.mfo.gov.vn
- Bộ Ngoại giao Việt Nam www.mofa.gov.vn
- Ủy Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế www.moit.gov.vn - Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan Việt Nam
- Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy - Thời Báo kinh tế Sài Gòn
- http://www.vietrade.gov.vn - http://www.ncseif.gov.vn - www.vietbao.vn - www.doanthanhnien.vn - www.laodong.com.vn - www.thitruongnuocngoai.vn
- www.vietnamnet.vn/kinhte - www.mfo.mquiz.net - www.vietnam.gms-ain.org - www.ngoaithuong.vn/news - www.vinafor.com.vn - www.vitinfo.com.vn