Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Chiến lược ngoại thuơng (Trang 29 - 30)

6.1. Nguyên nhân của những thành tựu:

Thứ nhất, những đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường... cũng như những chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Đặc biệt, sau 2 năm gia nhập WTO, thị trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và giảm thiểu giấy phép "con" đã có tác động tích cực đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng, năng lực sản xuất và cạnh tranh của các ngành hàng tăng lên rõ rệt.

Thứ hai, chúng ta đã huy động và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục mang công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến vào Việt Nam, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng qui mô sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu.

Thứ ba, việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Chính phủ các nước, các khu vực thị trường cũng đã góp phần quan trọng giúp mở rộng nhiều thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó mở thêm cơ hội xuất khẩu và gia tăng qui mô xuất khẩu.

Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc đã từng bước hình thành và dành được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp các ngành. Chính phủ các bộ,ngành, địa phương tập trung hoàn thiện môi trường kinh doanh để thực hiện đúng các cam kết đa phương về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ cũng như có các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức. Các hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú và chuyên nghiệp hơn, góp phần quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu.

6.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

Thứ nhất, đầu tư xã hội cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng qui mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư chưa

cao, đầu tư còn dàn trải, chưa có những dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi theo hướng tích cực.

Thứ hai, những lúng túng, bị động trong việc khai thác các thị trường xuất khẩu thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện tốt công tác phổ biến, hướng dẫn và chuẩn bị điều kiện để đón những cơ hội về thị trường xuất khẩu do các hiệp định, thoả thuận hợp tác thương mại đem lại, trong khi đó các doanh nghiệp lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào những hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước.

Thứ ba, năng lực dự báo, nhận biết các chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới (rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng gia tăng, xu hướng hình thành các RTA và FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại.) của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng gặp khó khăn.

Thứ tư, kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan... còn thiếu, hoặc đã có nhưng năng lực hoạt động thấp, nhiều dịch vụ cơ bản hỗ trợ xuất khẩu như điện, nước, thông tin liên lạc, dịch vụ hậu cần... chính phủ với chủ trương bảo vệ một số ngành làm cho các ngành sản xuất vẫn mang tính độc quyền cao, tính cạnh tranh kém hoặc khả năng cung cấp dịch vụ còn yếu đã đội chi phí giao dịch của doanh nghiệp, nhiều ngành sản xuất không tranh thủ cơ hội này để phát triển sản xuất và cải tiến công nghệ mà chỉ trông chờ vào chính sách bảo hộ, vì vậy khi thực hiện cam kết gia nhập WTO thì hàng hóa của những ngành này luôn có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh nên khó tiêu thụ cả ở thị trường trong và ngoài nước. làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng xuất khẩu.

Thứ năm, nhập siêu ở mức cao một mặt do nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất lớn trong khi giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược mà nước ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn; mặt khác, chúng ta chưa tận dụng được những điều kiện thuận lợi từ các Hiệp định, cam kết quốc tế mạng lại như CEPT/AFTA, Chương trình Thu hoạch sớm ASEAN-Trung Quốc (EHP)...

Một phần của tài liệu Chiến lược ngoại thuơng (Trang 29 - 30)