Đối với các văn bản qui phạm pháp luật

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 41)

- Thứ tư: vấn đề thành lập địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

3.1. Đối với các văn bản qui phạm pháp luật

Theo tình hình thực tế trên địa bàn Quận 6 hiện nay, vấn đề triển khai và áp dụng Luật và các văn bản qui phạm pháp luật vẫn còn nhiều khó khăn. Luật chưa thật sự được quần chúng nhân dân nắm bắt. Do đó, UBND Quận mà cụ thể là Phòng VH&TT cần: tiếp tục triển khai các văn bản quy phạm pháp Luật về Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Người cao tuổi một cách cụ thể, rõ ràng.

Vấn đề ở đây là làm sao cho người ta hiểu được Luật. Như đề tài đã xét ở phần thực trạng, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định 110 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình còn khá nhiều bất cập. Có nhiều qui định của văn bản Luật tưởng như không thể thực hiện được vì nó không phù hợp với tình hình thực tế. Vậy làm sao để văn bản Luật thật sự đạt hiệu quả?

Đề tài cho rằng các nhà làm Luật phải xem xét lại những phần không phù hợp với thực tế thì nên cắt giảm và nên thêm hoặc sữa đổi những điều mà thực tế đang cần như chế tài dành cho những người có hành vi bạo lực. Vì thực tế những người này ít khi chấp nhận đến trình diện chính quyền khi gây ra lỗi. Các phần về xử phạt nên có mức cao hơn, vì đề tài nhận thấy mức xử phạt hiện nay là quá thấp, không đủ để răn đe và ngăn các hành vi bạo lực. Kèm theo đó là những qui định về mức trợ cấp cho những cá nhân hay tập thể tự nguyện làm địa chỉ tin cậy. Có như vậy mới khắc phục được những trường hợp địa chỉ tin cậy còn chưa đúng với Luật Phòng, chống bạo lực như đề tài đã trình bày ở phần trên và huy động được quần chúng tham gia tích cực trong việc tự nguyện nhận làm các cơ sở hỗ trợ, tư vấn.

Song song đó, các văn bản ban hành cần hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, tùy tình hình mỗi phường áp dụng đảm bảo đạt hiệu quả. UBND Quận chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức liên quan phối hợp đồng bộ với trong việc áp dụng văn bản vào đời sống. Hạn chế trường hợp các cơ quan không thống nhất trong việc áp dụng văn bản Luật, từ đódân không hiểu và thực hiện không đúng. Các cơ quan phải tập trung tăng cường, phổ biến Luật thông qua các phương tiện truyền thông tại địa phương.

3.2. Đối với công tác truyền thông, vận động, giáo dục

Căn cứ vào tình hình thực tế, Quận 6 đã tổ chức rất nhiều buổi tuyên truyền, tọa đàm, hội thảo về phòng, chống bạo lực nhưng số vụ bạo lực gia đình vẫn diễn ra với nhiều hình thức bạo lực, đa phần người bị bạo lực là phụ nữ, người già và trẻ em. Lý do đề tài đã nêu ở phần thực trạng, đó là do chưa thu hút được nam giới tham gia và các đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng trong dân.

Những giải pháp để khắc phục tình hình này, đề tài cho rằng:

- Chính quyền Quận nên tiếp tục hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng, Báo Tuần tin Quận phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình . Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát thanh các chương trình chuyên mục như tọa đàm, thực hiện phim tài liệu và phóng sự chuyên đề tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đồng thời, Phòng VHTT Quận phối hợp với Sở, các ban, ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành tổ chức các hoạt động:

+ Thứ nhất, tiếp tục truyền thông nhân Ngày gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực chống lại Phụ nữ (25/11) hàng năm để phát hành tài liệu truyền thông (tờ rơi, pano, áp phích tuyên truyền), tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, họp mặt, giao lưu gia đình văn hóa tiêu biểu, tổ chức hội thảo, tọa đàm … cần thiết phải có sự tham gia nhiều hơn của nam giới, lồng ghép các tiêu chí này vào tiêu chuẩn xét gia đình văn hóa.

+ Thứ hai, các cơ quan ngành văn hóa có thể thông qua các kịch bản, thông tin cổ động, tiểu phẩm văn nghệ, tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng để tuyên truyền,

phổ biến rộng rãi những thông tin, thông điệp và phòng, chống bạo lực gia đình đến đông đảo người dân. Tiếp tục phát động các cuộc thi viết tìm hiểu về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và những văn bản liên quan về phòng, chống bạo lực gia đình; sáng tác văn nghệ, thơ ca, tác phẩm tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình với

qui mô lớn hơn và số lượng nhiều hơn.

+ Thứ ba, UBND phường nên xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình địa phương, tiếp tục phát huy vai trò của các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, các loại hình Câu lạc bộ, Đội nhóm Phòng, chống bạo lực trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phê phán những hành vi bạo lực gia đình, tôn trọng bình đẳng giới, các quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các thành viên khác trong gia đình.

+ Thứ tư, phát triển các mô hình hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực ngày càng hiệu quả. Áp dụng các phương pháp như tuyên truyền về bạo lực gia đình, bình đẳng giới nhằm thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

+ Thứ năm, tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề về bạo lực gia đình và khuyến khích phụ nữ tích cực tham gia. Trọng tâm các buổi nói chuyện này là

tập trung vào phần nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình phải đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo vụ việc. Đồng thời phải phổ biến Luật một cách sâu rộng vào trong quần chúng nhân dân nhằm thay đổi quan niệm của mọi người về các hành vi bạo lực gia đình và người phụ nữ phải nắm được như thế nào là bạo lực. Có như vậy, người phụ nữ mới có thể tự bảo vệ được bản thân và giúp các cơ quan quản lý xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.

- Công tác tuyên truyền, vận động của Quận cần định hướng công tác vào những đối tượng nằm trong diện dễ phát sinh sai phạm như đề tài đã nêu, hướng dẫn, vận động người dân tích cực tìm hiểu pháp luật và thực hiện theo pháp luật. Nội dung tuyên truyền này nên nhấn mạnh vào hậu quả của bạo lực gia đình.

- Về nhân lực làm công tác này rất phong phú. Hiện nay ở Phường có các tổ tư vấn, tổ hòa giải, tổ tuyên truyền pháp luật, báo cáo viên của Phòng Tư pháp, cơ quan đoàn thể xã hội…

Đề tài đưa ra ý kiến bên cạnh các lực lượng hiện có, Quận có thể thông qua mối quan hệ giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quận 6 với Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn các trường có chuyên ngành pháp luật như Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, mời sinh viên các trường trên về tuyên truyền pháp luật trong thời gian diễn ra chiến dịch Mùa hè xanh, thậm chí là suốt năm trường hợp Quận có nhu cầu lớn.

3.3. Đối với bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực giađình đình

Năng lực cán bộ quản lý nói chung và làm công tác phòng, chống bạo lực nói riêng là rất quan trọng. Chính vì vậy, mỗi cơ quan đều có các chính sách nhằm cải thiện năng lực cán bộ đảm nhận công tác được giao. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Thứ nhất: Phòng VHTT Quận nên chọn cử cán bộ phụ trách công tác gia đình

tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác gia đình. Các cán bộ này phải có năng lực và phải có tâm huyết với công tác gia đình. Có như vậy, các buổi tập huấn mới đem lại sự hiệu quả. Tránh tình trạng tham gia cho có lệ hay chỉ vì nghĩa vụ.

- Thứ hai: Phòng VHTT tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân Quận ban hành kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác gia đình cấp quận; chú trọng đến việc ổn định lâu dài đội ngũ cán bộ văn hóa phường.

- Thứ ba: nội dung tập huấn bao gồm các kiến thức cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, kỹ năng nhiệm vụ của cán bộ tổ hòa giải, kỹ năng tư vấn về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; thiết lập và duy trì mạng lưới thu thập số liệu và báo cáo; kỹ năng quản lý, giám sát các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình.

- Thứ tư: Ủy ban nhân dân Quận cử cán bộ các ngành Tư pháp, công an, đại diện chính quyền địa phương, thành viên các tổ chức chính trị - xã hội trong Quận

trực tiếp tham dự các lớp tập huấn kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng giúp đỡ, tư vấn nạn nhân bị bạo lực gia đình do Trung ương tổ chức.

- Thứ năm, Chính quyền Quận thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tráchnhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi địa phương cần có chính sách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi địa phương cần có chính sách khuyến khích về kinh tế và tinh thần đối với những ai làm công tác gia đình. Đồng thời, đưa những hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả, năng lực cán bộ. Có như vậy, những người làm trong cơ quan nhà nước mới tích cực phát huy trách nhiệm của mình trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

- Song song đó, Phòng VHTT Quận tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình 14 phường, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ, Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình của các khu phố, triển khai phân công mô hình nhằm giảm dần các vụ việc bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w