Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 45)

- Thứ tư: vấn đề thành lập địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

3.4. Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình

Trên cơ sở hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong những năm qua, đề tài xin góp một số ý kiến như sau:

- Về mô hình phòng chống bạo lực: tiếp tục củng cố, duy trì và thường xuyên ràsoát các hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại 14 phường, 74 khu soát các hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại 14 phường, 74 khu phố. Như vậy, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện những hạn chế, khó khăn và đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.

Đồng thời, mỗi phường bằng nguồn ngân sách địa phương để tiến hành triển khai nhân rộng mô hình trên.

- Về cơ sở vật chất hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình:

Phòng VHTT Quận nên phối hợp với các phòng, ban, ngành, đòan thể có liên quan để xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm

lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

- Về xây dựng mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng:

Thứ nhất: Đề tài cho rằng các phường trong Quận nên vận dộng xây dựng mạng lưới địa chỉ tin cậy. Đồng thời, mỗi địa chỉ tin cậy đều phải hình thành đường dây nóng nhằm báo nhanh, xử lý và ngăn chặn kịp thời những hành vi bạo lực gia đình.

Thứ hai: Các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng hầu hết được đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân Phường, Công an phường hoặc Khu phố. Tuy nhiên các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng này chưa đạt yêu cầu tiếp cận hỗ trợ nạn nhân theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Phòng VHTT Quận đã tiến hành khảo sát thực tế và hướng dẫn cơ sở vận động các cá nhân, tổ chức có uy tín, tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình đăng ký làm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Đối với các trường hợp này, đề tài có kiến nghị như sau:

Mỗi địa phương nên có các chính sách cụ thể khuyến khích các cá nhân, tổ chức hay gia đình làm địa chỉ tin cậy. Cụ thể, các chính sách đó là hỗ trợ tư vấn kiến thức pháp luật cần thiết, hỗ trợ các thiết bị hay phương tiện cần thiết khi xảy ra bạo lực, hay ít nhất cũng có một phần kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở này. Phần kinh phí này có thể được chi từ kinh phí của cơ sở hay từ các mạnh thường quân như các tổ chức từ thiện, nước ngoài, hoặc là do sự đóng góp của quần chúng nhân dân. Muốn như vậy, các Phường phải dự trù kinh phí và có chính sách kêu gọi sự đóng góp của các cá nhân hay tổ chức hảo tâm. Bên cạnh đó, các cơ quan địa phương phải có trách nhiệm bảo đảm an ninh và sự an toàn cho những cá nhân hay tổ chức tự nguyện làm địa chỉ tin cậy.

Thứ ba: Các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành tăng cường thể chế hoạt động của các địa chỉ tin cậy ở công đồng. Thể chế hoạt đông của một tổ chức là rất

quan trọng vì nó là khuôn khổ hoạt động của tổ chức đó. Nếu không có thể chế hoặc thể chế lỏng lẻo, các địa chỉ tin cậy sẽ hoạt động sai chức năng và không hiệu quả. Nó sẽ giúp chúng ta phân biệt đâu là địa chỉ tin cậy, đâu là cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Muốn như vậy, các cơ quan chức năng phải tiến hành ban hành hoặc hoàn thiện các văn bản qui định hoạt động của các địa chỉ tin cậy này.

3.5. Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý

Hoạt động kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho tình hình bạo lực gia đình cải thiện đáng kể. Chính quyền Quận nên thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ theo quý hoặc sau khi đưa ra một kế hoạch, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình.

Đối với những trường hợp bạo lực chỉ mới xảy ra lần đầu, cơ quan có thẩm quyền nên tiến hành hòa giải. Nếu trường hợp vẫn còn tiếp tục tiếp diễn thì đưa ra quần chúng nhân dân góp ý. Căn cứ vào những tình tiết vi phạm mà có những biện pháp xử phạt hợp lý.

Đối với những trường hợp do cố ý vi phạm nhiều lần mặc dù đã được đưa ra góp ý trước cộng đồng, thì tiến hành các biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong nội dung này, đề tài đồng ý với việc Quận tiếp tục duy trì mô hình điểm

phòng, chống bạo lực gia đình tại phường điển hình. Với một mô hình điểm thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình sẽ giúp cho các địa phương khác học hỏi và cải thiện tình hình của địa phương mình thật hiệu quả.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w