Thứ hai, việc can thiệp và công tác tuyên truyền chưa lôi cuốn được nam giới tham gia do vấn

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 35)

truyền chưa lôi cuốn được nam giới tham gia do vấn đề bạo lực gia đình chủ yếu vẫn được coi là vấn đề của phụ nữ; công tác tuyên truyền chưa sâu vì còn nhiều gia đình ít tham gia hội họp nên chưa thông hiểu chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và Luật Phòng chống bạo lực nói riêng.

Trên thực tế, số phụ nữ tham gia khảo sát được

tiếp cận với thông tin về bạo lực gia đình qua hình thức truyền thông trực tiếp là rất ít. Hoạt động truyền thông trên diện rộng như nói chuyện trong các cuộc họp dân cư và trên loa đài chưa thực sự hiệu quả.

Trong các đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền về bạo lực gia đình thì Hội LHPN là đơn vị thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp được nhiều người biết đến nhất, còn sự tham gia của Tổ dân phố là rất thấp. Công an, Hội cựu chiến binh, Tổ hòa giải... thực hiện ở mức độ không đáng kể.

- Thứ ba, việc nhận thức chưa đầy đủ về bạo lực gia đình và bình đẳng giới cũngkhiến cho việc tiếp cận với các đối tượng gây ra bạo hành và nạn nhân bị bạo hành khiến cho việc tiếp cận với các đối tượng gây ra bạo hành và nạn nhân bị bạo hành trong gia đình trở nên khó khăn hơn. Mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành nhiều năm qua nhưng khi được hỏi, gần 20% số người tham gia khảo sát nói là không biết về luật này và hơn 3% cho là chưa có. Một vấn đề mà đa số phụ nữ tham gia khảo sát chưa nhận thức đầy đủ là vấn đề nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình. Đa số chỉ quan tâm đến quyền của nạn nhân khi xảy ra bạo lực hơn là nghĩa vụ của họ. Trên 1/3 số phụ nữ được hỏi chưa thấy được nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi có bạo lực gia đình xảy ra.

Quan niệm, nhìn nhận của nhiều phụ nữ về hành vi bạo lực gia đình vẫn còn nhiều điểm chưa đúng; ngay cả những người tự cho là hiểu rõ về bạo lực gia đình thì khi tiến hành khảo sát sâu, hiểu biết của nhóm này vẫn còn sơ sài và mơ hồ. Vẫn còn không ít người quan niệm chỉ khi dẫn đến hậu quả nặng nề về mặt thể chất thì mới xem đó là bạo lực. Một số hành vi như gây tổn hại tinh thần, cô lập, xua đuổi, cưỡng

ép tình dục... nhiều chị em vẫn chưa nhận biết rõ, không nhận diện được với các biểu hiện như vậy thì có được xem là hành vi bạo lực hay không.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w