Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Một phần của tài liệu luận văn (Trang 27 - 28)

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS

2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học học sinh bỏ học

a) Thuận lợi:

- Có Chỉ thị 47 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nêu rõ một trong các nhiệm vụ trọng tâm là: các Sở, Phòng giáo dục Đào tạo, các trường cần tăng cường phối hợp với các hội và các cơ quan, đoàn thể để vận động, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho từng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại trường.

- Chỉ thị 40/ CT –BGDĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo về phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoan 2008-2013. Xây dựng trường học thân thiện để học sinh có được môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, đảm bảo đầy đủ các quyền trẻ em theo công ước quốc tế.

- Chỉ thị số 06- CT/ TƯ của Bộ chính trị với cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học sinh, sinh viên qua học tập về Bác ở các môn học, bản thân có tình cảm thật sự với Bác và hình thành ý chí học tập vì đất nước, vì sự tiến bộ của bản thân.

- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 nêu rõ: đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS. Đến năm 2020, 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi.

- Công văn số 2148/BGD ĐT- VP ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo. Công văn số 1157/UBND-VX ngày 29/4/2008 của UBND tỉnh Trà Vinh. Kế hoạch số 14/ KH – SGD ĐT ngày 17/7/2008 của giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh. Công văn số 332/UBND – VX của UBND huyện Càng Long. Công văn số 02/KH- PGD ĐT của phòng Giáo dục và Đào

tạo Càng Long về phòng chống tình trạng học sinh bỏ học, đã thể hiện rõ sự quan tâm của các cấp, các ban ngành đối với vấn đề bỏ học của học sinh.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được củng cố và hoàn thiện về số lượng và chất lượng, rất tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đa số yên tâm và gắn bó với nghề hơn, vì đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân dành cho sự quan tâm cụ thể về đời sống vật chất và tinh thần.

b) Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở Huyện Càng Long cũng còn không ít khó khăn như:

- Nhiều người còn xem nhẹ vấn đề học sinh bỏ học, họ cho rằng học sinh bỏ học chỉ là con số nhỏ; ngay cả một số cán bộ quản lý và giáo viên cũng nghĩ rằng học sinh bỏ học sẽ làm “nhẹ gánh”cho lớp, cho trường vì phần lớn học sinh bỏ học là học sinh yếu kém và chưa ngoan.

- Còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học nên cho con em nghỉ học để giải quyết khó khăn trước mắt của gia đình.

- Một bộ phận giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm, cũng như tâm lý sư phạm đã gây cho học sinh sự bất mãn trong học tập, dẫn đến học yếu và bỏ học.

- Một số nơi chính quyền địa phương chưa sâu sát, chưa phối hợp và hỗ trợ kịp thời cho nhà trường trong vấn đề khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Một phần của tài liệu luận văn (Trang 27 - 28)