8. Cấu trúc của đề tài
1.3 Chuẩn đánh giá với các thang bậc nhận thức
Việc xác định hệ thống chuẩn cần phải tính đến các lĩnh vực nhận thức, kỹ năng và cảm nhận của người học.
• Lĩnh vực nhận thức (cognitive domain)
Theo phép phân loại của Bloom, lĩnh vực nhận thức có thể sắp xếp theo những thang bậc từ thấp (1) đến cao (6) như sau:
Cấp độ Hành vi
1. Biết (knowledge) Nhớ, thuộc ỉòng, nhận biết, tái hiện
2. Hiểu (comprehension) Hiểu, chuyển đổi được từ phương tiện
này sang phương tiện khác, mô tả được bằng ngôn ngữ của mình
3. Áp dụng (application) Giải quyết vấn đề, sử dụng thông tin có hiệu quả
4. Phân tích (analysis) Có khả năng phân tích quá trình, sự
việc, tìm ra được cấu trúc bề sâu của thông điệp, xác định được động cơ 5. Tổng hợp (synthesis)
\
Có khả năng tạo sản phẩm lời nói đặc thù, bằng lời nói hoặc ngôn ngữ phi lời nói
6. Đánh giá (evaluation) Đánh giá được vấn đề, phán quyết
được những tranh uận, bất đồng ý kiến
Bảng 1 - Thang bậc nhận thức theo mô hình của Bloom • Lĩnh vực kỳ năng
Kỹ nãng cũng được xếp hạng từ thấp đến rất cao (highly skilled). Trong lĩnh vực đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ, mức cao nhất thường là mức gần giống người bản ngữ (near native/native like). Quá trình hình thành kỹ năng được xếp theo trình tự:
1. Tiếp thu (Recetion) 2. Đáp ứng (Response) 3. Lượng giá (Valuing) 4. Tổ chức (Organization)
5. Đặc trưng hoá (Characterization) • Lĩnh vực cảm nhận (Affective domain)
Hoạt động dạy học nhằm hình thành và phát triển ở người học thái độ, tình cảm và hệ giá trị. Trong quá trình học ngoại ngữ, người học có thể có những chuyển biến về thái độ, ý thức về giá trị do tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hoá đích.
Như trên đã phân tích ở phần trước, chuẩn cần được xây dựng ở nhiều thang bậc khác nhau và các thang bậc đó có thể xây dựng để thể hiện các thang bậc nhận thức và cảm nhận trên.