Phân tích kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị hoa cúc tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng (Trang 63)

Hình 3.9 Sơ đồ kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt.

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Hình 3.9 mô tả kênh phân phối hoa cúc của Đà Lạt, trong hệ thống chuỗi giá trị tồn tại nhiều kênh phân phối khác nhau. Giá bán của hoa tùy thuộc vào chiều dài của kênh hay thời gian vận chuyển và mức độ hao hụt. Một số kênh phân phối hoa tồn tại trong chuỗi giá trị hoa cúc Đà Lạt.

Kênh 1: Nông dân Thương lái trong vùng Bán lẻ Người tiêu dùng. (Nông dân Thương lái/Bán lẻ Người tiêu dùng).

Người nông dân bán qua các thương lái trong vùng, và các sản phẩm của họ được tiêu thụ ngay trong thành phố. Một số nông dân từng thùng (loại 1, 2) cho các thương lái, họ giữ lại một số ít loại 3 và bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ gần khu vực trồng hoa của họ, nhằm thu được giá cao hơn. Trong một số trường hợp khác, người nông dân bán toàn bộ sản phẩm của mình cho các thương lái trong vùng, các thương lái này bắt đầu phân chia và bán lại cho những nhà bán lẻ trong chợ hay tại các của

Nông dân Nông dân TL vùng khác TL vùng khác TL trong vùng TL trong vùng DN tại vùng DN tại vùng Bán lẻ Bán lẻ Tiêu thụ Tiêu thụ Xuất khẩu Xuất khẩu 1 – 2 ngày 1 – 3 ngày 1 – 2 ngày 2 – 5 ngày 2 – 5 ngày 2 – 6 ngày 3 – 5 ngày 3 – 8 ngày 5% 10 % 12 %

hàng, cuối cùng hoa được tiêu thụ cho người tiêu dùng. Lượng hao hụt trong toàn bộ kênh phân phối chỉ khoảng 5%, thời gian lưu chuyển hoa từ nơi sản xuất đến nới bán cuối cùng chỉ khoảng 1 – 3 ngày.

Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong vùng Thương lái vùng khác

Người bán lẻ Người tiêu dùng.

Kênh phân phối này được xem là kênh phân phối truyền thống của ngành hoa Đà Lạt. Người nông dân bán hoa cho những thương lái trong vùng hay được gọi là người thu gom. Những thương lái này phân phối sản phẩm hoa đến các thương lái tại các vùng khác, sự liên kết của các thương lái giúp cho thị trường mua bán hoa của người nông dân được xa hơn, các sản phẩm hoa tại Đà Lạt đến với nhiều thị trường của nhiều khu vực khác nhau trên cả nước. Sau đó những thương lái tại các vùng hay những người bán sỉ này bán lại cho những người bán lẻ trong vùng. Thông thường giá bán trong kênh này chênh lệch khá lớn, người nông dân nhận được giá thấp còn người tiêu dùng phải trả giá cao. Nguyên nhân chính là do thời gian vận chuyển trong khâu dài có khi kéo dài đến 8 hay 10 ngày, lượng hao hụt cao trên 12%.

Kênh 3: Nông dân Thương lái vùng khác Bán lẻ Người tiêu dùng.

Người nông dân sau một thời gian dài trồng hoa, họ bắt đầu quen biết và liên kết với các thương lái tại một số vùng khác, nhằm tăng giá bán hoa của mình. Liên kết này giúp tăng sự cạnh tranh giữa các thương lái trong toàn bộ khâu trung gian, nâng giá bán hoa cho nông dân và giảm giá mua hoa cho người tiêu dùng. Múc độ hao hụt trong kênh phân phối này khoảng 10%, thời gian vận chuyển từ sản xuất đến người tiêu dùng từ 4 đến 6 ngày.

Kênh 4: Nông dân Thương lái trong vùng Doanh nghiệp Bán lẻ/Xuất khẩu Người tiêu dùng.

Một số thương lái trong vùng mua hoa từ nông dân và chọn ra những cành hoa loại 1 và bán cho doanh nghiệp. Mặc khác, doanh nghiệp muốn lượng hàng của mình luôn ổn định để cung cấp cho đối tác, nên họ hợp tác với thương lái. Những liên kết này không mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân, vì nông dân trong kênh phân phối này không biết được nơi phân phối sản phẩm của mình. Hao hụt trong kênh phân phối này chỉ khoảng 5-8%, thời gian di chuyển của hoa từ 3-10 ngày (tùy vào địa điểm bán hoa của doanh nghiệp).

Kênh 5: Nông dân  Doanh nghiệp Bán lẻ/Xuất khẩu.

Trong thời gian gần đây nông dân tại Đà Lạt bắt đầu tham gia vào những mô hình liên kết với doanh nghiệp; ngược lại, các doanh nghiệp cũng mua hàng trực tiếp từ nông dân hay ký kết hợp đầu lâu dài với nông dân để có thể mua được những sản phẩm hoa rẻ và có chất lượng cao. Trong kênh phân phối này người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn so với các kênh phân phối khác vì giá bán hoa cho doanh nghiệp cao hơn ngoài thị trường. Bên cạnh đó, người nông dân còn được doanh nghiệp hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vốn trong quá trình sản xuất hay chuyển đổi công nghệ. Những mô hình liên kết này hình thành hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành hoa, giúp ngành hoa có thể tham gia được thị trường xuất khẩu.

3.3.1 Phân tích kênh phân phối 2 (kênh phân phối không có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp).

Nông dân Thương lái trong vùng Thương lái vùng khác Người bán lẻ

Người tiêu dùng.

Hình 3.10 Kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp

Nguồn: Điều Tra – Tổng hợp (2011)

12 % 8 %

5%

1 – 2

a) Nông dân (30 hộ điều tra).

Chi phí sản xuất của 30 hộ điều tra bao gồm: chi phí cố định như nhà kính nhà lưới, hệ thống tưới nước và hệ thống đè chiếu sáng; chi phí biến đổi như giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công lao động, tiền điện, chi phí sửa chữa, dây, …

Bảng 3.13: Chi phí sản xuất (giá vốn) của các hộ điều tra.

Khoản mục Giá trị (ngàn/đồng) %

Chi phí cố định (khấu hao) 172.086.468 26

Chi phí biến đổi 484.806.260 74

Giống 112.325.000 17 Phân bón 133.446.260 20 Thuốc BVTV 94.525.000 14 Khác 16.160.000 3 Công lao động 128.350.000 20 Công nhà 57.800.000 9 Công thuê 70.550.000 11 Tổng CPSX 656.892.728 100

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Bảng 3.13 cho thấy chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ cao 74% hơn chi phí cố định 26%. Như vậy, chi phí sản xuất của hộ phụ thuộc nhiều vào chi phí biến đổi. Trong 3 năm trở lại đây, những chi phí biến đổi này liên tục tăng buộc người nông dân phải giảm số lượng sử dụng để đảm bảo nguồn thu nhập của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi điều tra, tổng hợp thông tin nghiên cứu đưa ra bảng kết quả hiệu quả sản xuất của 30 hộ điều tra, nhằm đánh giá được mức thu nhập và lợi nhuận mà người nông dân nhận được trong quá trình sản xuất.

Bảng 3.14: Kết quả, hiệu quả sản xuất của 30 hộ điều tra.

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Sản lượng TB/1000m2 Cành 48.767 Giá bán Đồng/cành 907 Doanh thu Đồng 1.338.400.000 Tổng chi phí Đồng 656.892.728 Chi phí vật chất Đồng 356.456.260 Chi phí lao động Đồng 128.350.000 Lao động nhà Đồng 57.800.000 Lao động thuê Đồng 70.550.000 Thu nhập Đồng 739.307.272 Lợi nhuận Đồng 681.507.272 Lợi nhuận/cành Đồng 466

Hiệu quả kinh tế Đơn vị tính Giá trị

TN/TCP Lần 1,13

LN/TCP Lần 1,04

TN/DT Lần 0,55

LN/DT Lần 0,51

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Nhìn vào bảng 3.14 ta thấy được: 1 đồng chi phí bỏ ra để đầu tư thu được 1,13 đồng thu nhập. Cũng như vậy, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,04 đồng lợi nhuận. Và 1 đồng doanh thu thu được của nông dân thì thu nhập chiếm 0,55 đồng, và lợi nhuận của việc sản xuất hoa chiếm 0,51 đồng. Trong bảng 3.14 giá bán trung bình của hoa cúc trong mùa vụ từ tháng 3 đến tháng 6 là 907 đồng/cành. Theo nhận xét của chuyên gia Trung Tâm Nông Nghiệp, và phỏng vấn sâu một số nông dân thì giá bán các loại hoa bắt đầu tăng trở lại từ cuối tháng 5 sau hơn 6 tháng giảm giá liên tục từ cuối năm 2010, đặc biệt là trong dịp tết vừa qua.

Khó khăn của các nông dân sản xuất hoa trong chuỗi giá trị không liên kết:

• Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, tự phát.

• Quy trình canh tác chưa thống nhất, đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn mà Nhà nước đưa ra (VietGap).

• Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao.

• Chất lượng đất canh tác ngày càng giảm, do người nông dân sử dụng nhiều loại thuốc và phân bón hóa học.

• Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng đối với cây hoa ngày càng cao làm người nông dân gặp khó khăn.

• Người nông dân chưa có khả năng tiếp cận trực tiếp với tất cả thông tin thị trường.

b) Thương lái Đà Lạt.

Bảng 3.15: Chi phí và lợi nhuận của 5 thương lái thu gom hoa tại Đà Lạt.

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Giá mua TB Đồng 980

Chi phí mua hoa Đồng 745.000.000

Chi phí marketing Đồng 54.875.000

Chi phí khấu hao (nhà + vật tư) Đồng 6.875.000

Chi phí lao động Đồng 31.100.000 Lao động nhà Đồng 11.000.000 Lao động thuê Đồng 31.100.000 Chi phí vận chuyển Đồng 4.400.000 Chi phí bao bì Đồng 8.600.000 Chi phí khác Đồng 3.900.000 Tổng chi phí Đồng 799.875.000 Giá bán Đồng 1.560 Doanh thu Đồng 1.190.000.000 Thu nhập Đồng 396.625.000 Lợi nhuận Đồng 390.125.000 Lợi nhuận/cành Đồng 520 Chênh lệch Marketing Đồng 445.000.000

Lợi nhuận/Chênh lệch Marketing % 88

Chi phí Marketing/ Chênh lệch Marketing

% 12

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Qua bảng 3.15 cho thấy chi phí mua hoa chiếm đa số trong toàn bộ tổng chi phí 93%. Thực chất chi phí Marketing chiếm tỉ lệ thấp 7% vì trung gian cấp 1 không chỉ thu gom một loại hoa mà thu gom nhiều loại với số lượng lớn. Bên cạnh đó, các tài sản cố định được sử dụng lâu năm, quy mô không lớn nên chi phí được khấu hao có giá trị thấp. Thương lái Đà Lạt ở gần khu vực thu mua nên chi phí vận chuyển không cao như các khu vực khác. Chi phí hao hụt tại địa phương không cao do việc trồng, thu hoạch và mua bán diễn từ 2 - 5 ngày. Bên cạnh đó, bảng 3.15 đưa ra tỷ lệ lợi nhiaajn chiếm 88% trong toàn bộ chênh lệch Marketing trong khi chi phí Marketing chỉ chiếm 12%.

Như vậy lợi nhuận thu được của thương lái Đà Lạt khá cao so với các chi phí mà họ bỏ ra, và lợi nhuận trên một cành trung bình khoảng 520 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khó khăn của các thương lái Đà Lạt trong chuỗi giá trị không liên kết:

• Có nhiều vùng trong nước trồng hoa cúc.

• Thị trường biến động liên tục, giá cả không ổn định.

• Sự cạnh tranh đối với một số loại hoa nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.

c) Thương lái TP.Hồ Chí Minh.

Bảng 3.16: Chi phí và lợi nhuận của 10 thương lái phân phối hoa tại TP. HCM.

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Giá mua TB Đồng/cành 1.230

Chi phí mua hoa Đồng 1.457.000.000

Chi phí Marketing Đồng 73.146.984

Chi phí thuê sạp/thuế Đồng 9.805.556

Chi phí lao động Đồng 29.253.333

Lao động thuê Đồng 19.765.238

Lao động nhà Đồng 9.488.095

Chi phí vận chuyển Đồng 17.692.063

Chi phí khác (bao bì, hao hụt,..) Đồng 16.396.032

Tổng chi phí Đồng 1.530.146.984 Giá Bán TB Đồng/cành 1.810 Doanh thu Đồng 2.198.000.000 Thu nhập Đồng 677.341.111 Lợi nhuận Đồng 667.853.016 Lợi nhuận TB/cành Đồng 526 Chênh lệch Marketing Đồng 741.000.000

Lợi nhuận/Chênh lệch Marketing % 90

Chi phí Marketing/ Chênh lệch Marketing

% 10

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Bảng 3.16 chỉ ra chi phí mua hoa chiếm tỉ lệ lớn 95%. Giá mua hoa của các thương lái TP.HCM cao hơn thương lái Đà Lạt, vì họ phải mua qua trung gian. Một số mua trực tiếp thì họ vẫn chịu chi phí cao hơn do lượng hao hụt nhiều, thời gian vận chuyển lâu, và họ nhận nhiều thiệt hại do dự thay đổi thời tiết từ Đà Lạt xuống TP. Hồ Chí Minh. Thương lái TP.HCM cũng chính là những người bán sỉ tại các chợ đầu mối của thành phố như chợ Hồ Thị Kỷ, Đầm Sen, Nông Sản Thủ Đức, Hậu Giang là những chợ mua hoa từ Đà Lạt nhiều nhất. Các chợ đầu mối thu mua hoa với số lượng lớn:

65%; trong đó, 50% được tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh, còn lại tiêu thụ tại vùng khác như Hà Nội, miền Tây, một số ít được đưa sang Campuchia. Lợi nhuận trung bình thu được từ một cành hoa cúc là 526 đồng.

Khó khăn của các thương lái TP.HCM trong chuỗi giá trị không liên kết:

• Phương tiện vận chuyển, đóng gói, và bảo quản còn yếu kém nên sản lượng hao hụt khá cao.

• Sự không ổn định của giá cả.

d) Bán lẻ tại TP.Hồ Chí Minh.

Bảng 3.17 Chi phí và lợi nhuận của 5 hộ bán lẻ tại TP.HCM

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Giá mua TB Đồng/cành 1.960

Chi phí mua hoa Đồng 265.000.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí Marketing Đồng 16.807.500

Chi phí thuê sạp/thuế Đồng 3.787.500

Chi phí lao động Đồng 7.680.000

Lao động thuê Đồng 2.905.000

Lao động nhà Đồng 4.775.000

Chi phí vận chuyển Đồng 3.700.000

Chi phí khác (bao bì, hao hụt,..) Đồng 1.640.000

Tổng chi phí Đồng 281.807.500 Giá bán TB Đồng 2.830 Doanh thu Đồng 379.000.000 Thu nhập Đồng 101.967.500 Lợi nhuận Đồng 97.192.500 Lợi nhuận TB/cành Đồng 720 Chênh lệch Marketing Đồng 114.000.000

Lợi nhuận/Chênh lệch Marketing % 85

Chi phí Marketing/ Chênh lệch Marketing

% 15

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Người bán lẻ trong TP.HCM phân bố nhiều, quy mô khác nhau. Họ thu mua tất cả các loại hoa của Đà Lạt, để phụ vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau trong những người dân trong thành phố. Vì qua nhiều khâu trung gian khác nhau nên giá bán của người bán lẻ tại TP.HCM cao, mức lợi nhuận thu được là 720 đồng/ cành. Lợi nhuận chiếm 85% trong toàn bộ chênh lệch Marketing. Và chi phí mua hoa cũng chiếm tỷ lệ cao 94% trong toàn bộ chi phí.

TP.HCM được nhận định là thị trường chính của việc tiêu thụ các loại hoa khác nhau tại Đà Lạt. Nhưng ngoài thị trường TP.HCM thì chúng ta có thể mở rộng thị trường trên toàn miền Nam và các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, các khu vực miền Bắc (Hà Nội), miền Trung (Đà Nẵng, Nha Trang).

Khó khăn của những người bán lẻ TP.HCM trong chuỗi giá trị không liên kết:

• Giá thuê sạp hay tiền thuế cao. • Chi phí thuê lao động cao.

• Khách hàng mua hoa không thường xuyên. • Sự hao hụt hoa lớn.

• Người tiêu dùng có khuynh hướng tìm đến chợ đầu mối mua hoa.

Bảng 3.18: Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong

chuỗi giá trị hoa không liên kết

Chỉ tiêu Đầu vào Nông dân Thương lái Đà Lạt Người bán sỉ TP.HCM Người bán lẻ TP.HCM Tổng

1. Đầu vào sản xuất 449 449 993 1147 1963

+ Chi phí vật chất 244

+ Chi phí lao động 88

+ Khấu hao Chi phí cố định 118

2. Chi phí marketing 73 58 125

Chi phí cố định khấu hao 9

Chi phí thuê sạp/thuế 8 28

Chi phí vận chuyển 6 14 27 Chi phí bao bì 11 Chi phí lao động 24 23 57 Chi phí khác 5 13 12 Tổng chi phí 449 1.067 1.205 2.087 Giá bán TB 1 cành 907 1.560 1.810 2.830 Doanh thu 915 1.587 1.731 2.807 Lợi nhuận 466 520 526 720 2232

% lợi nhuận/tổng lợi nhuận 21 23 24 32 100

Marketing biên 449 466 593 584 845 2937 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% 15 16 20 20 29 100

Nguồn: Điều Tra – Tổng hợp (2011) Qua điều tra nghiên cứu và thảo luận nhóm đề tài đưa ra phân tích SWOT của chuỗi giá trị không liên kết, nhằm tìm ra được những giải pháp giúp thay đổi hoạt động trong chuỗi này.

Hình 3.11 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá

Trị hoa cúc không liên kế

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011)

Qua đồ hình 3.11 cho thấy, lợi nhuận của nông dân chiếm tỷ lệ thấp nhất toàn bộ kênh phân phối (21%), và người bán lẻ nhận được phần lớn nhuận lớn nhất 32% trong toàn bộ lợi nhuận của kênh.

Bảng 3.19: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị hoa hiện tại.

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weakness)

• Số lượng và chủng loại hoa cúc ngày càng phong phú và đa dạng. • Thuốc và phân bón hữu cơ ra

đời bảo vệ được sức khỏe người sản xất.

• Các sự hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước đang giúp cho ngành trồng hoa tại Đà lạt phát triển theo hướng mới.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị hoa cúc tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng (Trang 63)